TM3: Quy trình rèn luyện kỹ năng tự nhận thức.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 177)

3/ Test vào:

3.1. Tự nhận thức nghĩa là?

a/ Nhận thức được các vấn đề, quy luật xã hội

b/ Nhận thức được tất cả các đặc điểm của bản thân mình.

c/ Nhận thức được đặc điểm của người khác trong các mối quan hệ giao tiếp d/ Cả đáp án a và c.

*Thân module:

TM 1: Khái niệm, ý nghĩa kỹ năng tự nhận thức

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được khái niệm kỹ năng tự nhận thức.

- Phân tích được ý nghĩa của kỹ năng tự nhận thức đối với cá nhân. - Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.

*Nội dung và phương pháp học tập:

- Gv tổ chức trò chơi ”Tôi là ai”: Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn một nghề nghiệp và sẽ hát và biểu diễn cách hành động để diễn tả nghề nghiệp đó. Các nhóm còn lại phải đoán xem nhóm bạn đang diễn tả nghề nghiệp gì?

- Sv chia nhóm và chơi trò chơi. - Gv đặt vấn đề:

+ Làm sao các em có thể diễn tả để các bạn đoan đúng được nghề

nghiệp của mình?”Qua trò chơi này các em rút ra bài học gì?

+ Thế nào là ý thức và tự ý thức? Ý thức được hình thành như thế nào?

- Gv đặt vấn đề: Theo em thế nào kỹ năng tự nhận - Sv trả lời

- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng, phân tích và kết luận lại: Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người có thể tự nhìn nhận, tự đánh giá về chính bản thân mình một cách đúng đắn các khía cạnh khác nhau như: Cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của mình…

TM 2: Yêu cầu khi giáo dục kỹ năng tự nhận thức

- Trình bày được các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ khi giáo dục KNS tự nhận thức cho người học.

- Bước đầu hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân.

- Có thái độ yêu quý bản thân và tôn trọng những khác biệt của người khác.

*Nội dung và phương pháp học tập:

- Hoạt động 1: Làm phiếu bài tập

+ Gv hướng dẫn SV làm phiếu bài tập bàn tay 5 ngón: Vẽ bàn tay năm ngón, ngón cái: điểm mạnh của bạn, ngón trỏ: Mục tiêu mong đợi, ngón giữa: Điều mà bạn không thích, ngón áp út: Giá trị của bạn, ngón út: điều mà bạn còn hạn chế.

+ SV làm phiếu và một vài em chia sẻ phiếu trước lớp.

+ Gv Kết luận: Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Xác định được

điểm mạnh của mình giúp chúng ta phát huy được năng lực, biết được khuyết điểm sẽ giúp ta hạn chế bớt khuyết điểm đó.

- Hoạt động 2: Lập kế hoạch phát triển bản thân + GV hướng dẫn SV lập kế hoạch phát triển bản thân Điểm mạnh của tôi Dự định trong tương lai Kế hoạch thực hiện chi tiết Hạn chế của tôi Việc cần làm để khắc phục Kế hoạch thực hiện chi tiết. + SV lập kế hoạch.

+ GV kết luận: Lập được kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đó giúp

- Hoạt động 3: Trò chơi tiếp nhận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ GV phát cho mỗi SV 1 tờ giấy và một mẩu băng dính. Yêu cầu các em ghi tên mình vào góc tờ giấy đó sau đó dán lên lưng mình. (hoặc chia giấy làm 2 cột: một cột là những điểm bạn thích ở tôi, một cột những điểm bạn không thích ở tôi. Sau đó chuyển giấy cho các thành viên khác ghi). Khi GV hô bắt đầu SV sẽ di chuyển nhanh đến sát những bạn khác để ghi lên tờ giấy sau lưng họ những lời nhận xét về bạn. Sau đó sẽ gỡ tờ giấy để xem ý kiến đóng góp của người khác về bản thân mình.

+ Mời 1 vài SV chia sẻ. GV hỏi cảm xúc của SV về những lời nhận xét đó. Nếu có những nhận xét về hạn chế của em em thấy có đúng không? Em cảm thấy như thế nào?

+ Gv nhận xét và kết luận: Khi nghe ý kiến của người khác về bản

thân mình chúng ta cần bình tĩnh đánh giá, xem xét ý kiến nào là khách quan, chân thực thì sẽ tiếp nhận, ý kiến nào khen quá lời hay định kiến chỉ nên tham khảo.

- Hoạt động 4: Thảo luận

+ Gv đặt vấn đề: Qua các hoạt động vừa rồi em tiếp thu được những kiến thức và hình thành các kỹ năng nào?

+ Vậy khi giáo dục KNS cho người học cần đáp ứng những yêu cầu nào? + GV nhận xét và kết luận lại

Cung cấp cho người học những tri thức về tự nhận thức và kỹ năng tự nhận thức bản thân, cụ thể: Khái niệm về sự tự ý thức và kỹ năng tự nhận

thức; Quá trình hình thành sự tự nhận thức bản thân;Ý nghĩa của kỹ năng tự nhận thức; Các thành phần của hình ảnh bản thân, bao gồm: Cơ thể, sở thích, thói quen tình cảm, các mối quan hệ…

Hình thành cho người học những kỹ năng nhất định để tự nhận thức bản thân, cụ thể như: Kỹ năng xác định hình ảnh bản thân; Kỹ năng lập kế

hoạch phát triển hình ảnh bản thân mình

Hình thành ở người học những thái độ tích cực đối với bản thân mình và người khác, cụ thể như: Có thái độ tôn trọng bản thân, tin tưởng vào khả

năng của bản thân mình; Có thái độ tôn trọng bản sắc riêng của người khác, tôn trọng khuyết điểm của họ, nhận thức được rằng ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu. Hình thành thái độ trên bằng cách:

Bài tập: Lập kế hoạch phát triển bản thân.

TM 3: Quy trình rèn luyện kỹ năng tự nhận thức.

*Mục tiêu của tiểu module:

- Nêu được quy trình rèn luyện kỹ năng tự nhận thức.

- Vận dụng được quy trình rèn luyện kỹ năng tự nhận thức để hình thành và rèn luyện kỹ năng tự nhận thức cho bản thân mình.

- Có thái độ yêu quý, trân trọng bản thân và người khác.

*Nội dung và phương pháp học tập:

- GV đặt vấn đề: Từ những yêu cầu khi giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho người học, em hãy nêu quy trình rèn luyện kỹ năng tự nhận thức.

- SV thảo luận và trả lời.

- GV nhận xét và kết luận về quy trình rèn luyện kỹ năng tự nhận thức:

+ Bước 1: Thu thập thông tin về bản thân. + Bước 2: Xây dựng hình ảnh bản thân + Bước 3: Lập kế hoạch phát triển bản thân

+ Bước 4: Thực hiện rèn luyện bản thân và kỹ năng tự nhận thức

*Test kết thúc: Dựa vào quy trình rèn luyện kỹ năng tự nhận thức, em

hãy xây dựng hình ảnh bản thân và lập kế hoạch phát triển.

*Hệ vào:

1/ Mục tiêu của module: Sau khi học xong module này, người học có thể:

1.1.Mục tiêu về kiến thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình bày được khái niệm kỹ năng xác định giá trị

- Phân tích được ý nghĩa của kỹ năng xác định giá trị đối với mỗi cá nhân. - Trình bày được các yêu cầu khi giáo dục các kỹ năng xác định giá trị cho người học.

1.2. Mục tiêu về kỹ năng:

- Xây dựng được quy trình rèn luyện kỹ năng xác định giá trị bản thân. - Bước đầu hình thành kỹ năng xác định giá trị cho bản thân.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề.

1.3. Mục tiêu về thái độ

- Có thái độ tích cực trong học tập cũng như rèn luyện các KNS cho bản thân.

2/ Các tiểu module: Module này bao gồm các tiểu module:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 177)