Các tiểu module: Module này bao gồm các tiểu module sau: TM 1.1 Bước 1: Khám phá

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 162)

- Tham gia tích cực vào quá trình học tập trên lớp

2. Các tiểu module: Module này bao gồm các tiểu module sau: TM 1.1 Bước 1: Khám phá

TM 1.1. Bước 1: Khám phá TM 1.2. Bước 2: Kết nối TM 1.3. Bước 3: Luyện tập/thực hành TM 1.4. Bước 4: Vận dụng 3. Test vào:

3.1. Việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS là?

a/ Tuân theo một quy trình riêng, trong đó nhấn mạnh đến việc luyện tập/ thực hành và vận dụng cho người học.

b/ Như trình tự tổ chức các hoạt động giáo dục khác.

*Thân module:

TM 1.1. Bước 1: Khám phá

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được mục tiêu và tiến trình thực hiện bước khám phá trong quá trình giáo dục KNS.

- Xác định được vai trò của người giáo dục và người được giáo dục trong bước khám phá của giáo dục KNS.

- Có kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho người học theo quy trình. - Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp học.

* Nội dung và phương pháp học tập:

- GV thuyết trình: Để tổ chức một hoạt động giáo dục KNS cần theo quy trình gồm 4 bước: Khám phá – kết nối – Thực hành/luyện tập và vận dụng.

- GV phát cho SV một phiếu bài tập trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu về hiểu biết của người học về kỹ năng giao tiếp. Yêu cầu SV thực hiện trong 5 phút.

- GV đặt vấn đề: Hoạt động mà cô trò mình vừa thực hiện được coi là bước khám phá trong giáo dục KNS. Vậy theo em mục tiêu của bước khám phá là gì?

- SV thảo luận và trả lời.

- GV nhận xét và kết luận về mục tiêu của bước khám phá: Khuyến

khích người học xác định những khái niệm, kỹ năng liên quan đến bài học, đồng thời giúp học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kỹ năng, kiến thức đã được học. Đồng thời giúp nhà giáo dục đánh giá/ xác định thực trạng (kiến thức, kỹ năng) của người học trước khi giới thiệu vấn đề mới.

- GV thuyết trình về cách tiến hành bước khám phá:

+ Nhà giáo dục thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm).

+ Nhà giáo dục đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới.

+ Nhà giáo dục giúp người học xử lý/ phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của người học, tổ chức và phân loại chúng.

- GV đặt vấn đề: Vậy vai trò của nhà giáo dục và người được giáo dục trong bước khám phá là gì?

- SV suy nghĩ và nêu ý kiến.

- GV nhận xét và kết luận: Nhà giáo dục đóng vai trò lập kế hoạch,

khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, ghi chép… Người học cần chia sẻ, trao đổi, phản hồi, xử lý thông tin.

Bài tập: Thiết kế và tổ chức một hoạt động khám phá khi tổ chức giáo dục KNS cho người học.

TM 1.2. Bước 2: Kết nối.

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được mục tiêu và tiến trình thực hiện bước kết nối trong quá trình giáo dục KNS.

- Xác định được vai trò của người giáo dục và người được giáo dục trong bước kết nối của giáo dục KNS.

- Có kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho người học theo quy trình. - Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp học.

* Nội dung và phương pháp học tập:

- GV nêu tình huống: Mai và Lan đi học về kỹ năng giao tiếp. Lớp học rất đông, trong khi học bài cô giáo đi vào các nội dung như: Khái niệm, ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp; các yếu tố của giao tiếp hiệu quả; các yếu tố cản trở giao tiếp hiệu quả... và kết thúc lớp học. Mai nói “Cô giáo giảng rất hay,

nhưng mới chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức thôi nhỉ?. Lan cũng đồng ý như

vậy và cho rằng “cô giáo mới chỉ tiến hành bước kết nối của quá trình giáo

dục KNS mà thôi, chưa tiến hành các bước khác”

+ Em có đồng ý với ý kiến của Mai và Lan không?

+ Vậy em hiểu thế nào là bước kết nối trong tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho người học.

- SV thảo luận và trả lời.

- GV nhận xét và kết luận về bước kết nối:

+ Mục tiêu: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”.

+ Tiến trình thực hiện kết nối:

Nhà giáo dục giới thiệu mục tiêu giáo dục của chủ đề

Nhà giáo dục giới thiệu kiến thức và kỹ năng mới (bài mới).

Kiểm tra xem kiến thức và kỹ năng mới đã được cung cấp toàn diện chưa. Nêu ví dụ khi cần thiết.

+ Vai trò của nhà giáo dục và người học trong kết nối: Nhà giáo dục nên đóng vai trò của người hướng dẫn. Người được giáo dục là người phản hồi, trình bày quan điểm/ ý kiến, đặt câu hỏi/ trả lời.

Bài tập: Thiết kế và tổ chức một hoạt động kết nối khi giáo dục KNS bất kỳ cho người học.

TM 1.3. Bước 3: Luyện tập/thực hành

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được mục tiêu và tiến trình thực hiện bước luyện tập/thực hành trong quá trình giáo dục KNS.

- Xác định được vai trò của người giáo dục và người được giáo dục trong bước luyện tập/thực hành của giáo dục KNS.

- Có kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho người học theo quy trình. - Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp học.

*Nội dung và phương pháp học tập:

- GV dẫn vấn đề: Trong tổ chức giáo dục KNS thì bước luyện tập/ thực hành có ý nghĩa quan trọng giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho người học, đồng thời nó tạo nên sự khác biệt của giáo dục KNS với các hoạt động giáo dục khác. Vì vậy cần phải tạo điều kiện cho người học được luyện tập/thực hành nhiều trong quá trình học tập.

+ Mục tiêu của luyện tâp/thực hành: Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năng mới vào một bối cảnh/ hoàn cảnh/ điều kiện có ý nghĩa. Định hướng để người học thực hành đúng cách và điều chỉnh những hiểu biết, kỹ năng còn sai lệch.

+ Tiến trình thực hiện thực hành/luyện tập:

Nhà giáo dục thiết kế/ chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu người học phải sử dụng kiến thức và kỹ năng mới.

Người học làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành. Nhà giáo dục giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chính khi cần thiết.

Nhà giáo dục khuyến khích người học thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc lĩnh hội được.

+ Vai trò của nhà giáo dục và người học trong thực hành/luyện tập: Nhà giáo dục đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát, điều chỉnh. Người học đóng vai trò người thực hiện, người luyện tâp hình thành kỹ năng.

Bài tập: Thiết kế và tổ chức một hoạt động luyện tập/ thực hành trong giáo dục KNS cho người học.

TM 1.4. Bước 4: Vận dụng

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được mục tiêu và tiến trình thực hiện bước vận dụng trong quá trình giáo dục KNS.

- Xác định được vai trò của người giáo dục và người được giáo dục trong bước vận dụng của giáo dục KNS.

- Có kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho người học theo quy trình. - Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp học.

*Nội dung và phương pháp học tập:

- GVchia nhóm, yêu cầu SV thảo luận về mục tiêu, cách tiến hành của bước vận dụng; vai trò của người giáo dục và người được giáo dục trong bước vận dụng.

- SV thảo luận nhóm và trình bày kết quả hoạt động nhóm. - GV nhận xét và kết luận lại:

+ Mục tiêu: Tạo cơ hội cho người học tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức, kỹ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới.

+ Tiến trình thực hiện vận dụng:

Nhà giáo dục cùng với người học lập kế hoạch các hoạt động đối với nhiều môn học/ lĩnh vực học tập đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng mới. Người học làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.

- Nhà giáo dục và người được giáo dục cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức hoạt động. Nhà giáo dục có thể đánh giá kết giáo dục của người học tại bước này.

+ Vai trò của nhà giáo dục và người được giáo dục trong vận dụng: Nhà giáo dục đóng vai trò là người hướng dẫn, người đánh giá. Người được giáo dục đóng vai trò lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn đề, người trình bày và người đánh giá.

Bài tập: Thiết kế và tổ chức một hoạt động vận dụng trong giáo dục KNS cho người học.

*Test kết thúc:

Thiết kế và tổ chức một hoạt động giáo dục KNS cho người học (nội dung tự chọn trong các KNS) theo quy trình 4 bước của một bài giáo dục KNS.

Module 2. Cách thiết kế một chủ đề giáo dục KNS *Hệ vào:

1. Mục tiêu của module:

1.1. Mục tiêu kiến thức: Sau khi học xong module này SV sẽ:

- Liệt kê được các bước thiết kế một chủ đề giáo dục KNS

- Trình bày được nội dung và đặc điểm của từng bước trong thiết kế một chủ đề giáo dục KNS.

- Trình bày lại được mẫu thiết kế tổ chức một chủ đề giáo dục KNS. - Vận dụng các bước thiết kế một chủ đề giáo dục KNS để thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với người học trong thực tiễn giáo dục.

- Đánh giá và nhận xét được các chủ đề giáo dục KNS trong thực tiễn giáo dục.

1.2. Mục tiêu kỹ năng: Sau khi học xong module này SV sẽ:

- Có kỹ năng lập kế hoạch, thiết kế và tổ chức các chủ đề giáo dục KNS cho người học.

- Hình thành và rèn luyện kỹ năng dạy học và giáo dục KNS. - Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm.

1.3. Mục tiêu thái độ: Sau khi học xong module này SV sẽ:

- Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp. - Yêu thương, tôn trọng năng lực và nhân cách người học.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 162)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(203 trang)
w