Thực trạng chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực qua ý kiến đánh giá của GV và SV khoa tâm lý –

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 46)

TT Ưu điểm chương trình theo tiếp cận năng lực Giảng viên

SL %

1 Nhấn mạnh vào khả năng của người học 11 100

2 Quản lý được chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định 7 63.6 3 Nhấn mạnh khả năng vận dụng tri thức của người học 9 81.8

4 Thực hiện và đánh giá kết quả rõ ràng 7 63.6

5 Phát huy tính tích cực, tự giác của người học 11 100 6 Hình thành khả năng tự nghiên cứu, tự học suốt đời 8 72.7 Trong đó ưu điểm nhấn mạnh vào khả năng của người học được GV lựa chọn nhiều nhất với 100%, tiếp đến là nhấn mạnh vào khả năng vận dụng tri thức của người học với 81.8% và hình thành khả năng tự nghiên cứu, tự học suốt đời.

Như vậy có thể kết luận: GV đã có nhận thức nhất định về chương

trình dạy học theo tiếp cận năng lực và ưu điểm của nó. Điều này sẽ tạo thuận lợi giúp cho việc xây dựng và phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực.

2.2.2. Thực trạng chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực qua ý kiến đánh giá của GV và SV khoa tâm lý – theo tiếp cận năng lực qua ý kiến đánh giá của GV và SV khoa tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

2.2.2.1. Thực trạng về mức độ cần thiết của chương trình giáo dục KNS

Bảng 2.2. Bảng mức độ cần thiết của chương trình giáo dục KNS

TT Mức độ Giảng viên (n =11)SL % Sinh viên (n = 91)SL %

1 Cần thiết 11 100 89 97.8

2 Bình thường 0 0 2 2.2

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tất cả GV đều cho rằng chương trình giáo dục KNS là cần thiết cho SV sau khi ra trường và có 97.8% SV lựa chọn phương án này, chỉ có 2.2% cho mức độ cần thiết của chương trình là bình thường. Không có GV và SV nào lựa chọn phương án không cần thiết. Như vậy chương trình giáo dục KNS được xây dựng là dựa vào nhu cầu của SV khoa tâm lý giáo dục sau khi ra trường.

2.2.2.2. Thực trạng về cấu trúc chương trình theo tiếp cận năng lực

Theo ý kiến đánh giá của GV khoa tâm lý - giáo dục thì chương trình giáo dục KNS đang được xây dựng dựa theo tiếp cận nội dung và được cấu trúc theo môn/bài học (chiếm 100% lựa chọn). Với kiểu cấu trúc này thành phần chính của môn học gồm các đề mục nội dung cần dạy và được trình bày một cách hệ thống, chi tiết.

Chương trình theo cấu trúc môn/bài học là dạng thông dụng trong dạy học hiện nay. Kiểu cấu trúc này có nội dung dạy học được quy định chi tiết, trong đó các hệ thống kiến thức có liên kết chặt chẽ, tường minh và là hệ thống phát triển. Tuy nhiên nó lại không phản ánh chi tiết kết quả đầu ra của người học và nặng về mặt lý thuyết.

2.2.2.3. Thực trạng về mục tiêu chương trình theo tiếp cận năng lực

a/ Căn cứ xác định mục tiêu chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực.

Bảng 2.3. Bảng căn cứ xác định mục tiêu chương trình giáo dục KNS

TT Căn cứ xác định mục tiêu Mức độ sử dụng (%) Χ Thứ bậc Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ

1 Qua tìm hiểu nhu cầu của người học

81.8 18.2 0 2.82 3

2 Qua tìm hiểu nhu cầu xã hội về giáo dục KNS

100 0 0 3.00 1

4 Dựa vào các chuẩn năng lực cần hình thành cho SV khoa tâm lý giáo dục

18.2 81.8 0 2.18 6

5 Qua kinh nghiệm chủ quan 36.4 45.4 18.2 2.18 6 6 Qua mục đích, yêu cầu môn

học/bài học

90.9 9.1 0 2.91 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Các căn cứ khác 27.3 36.4 36.4 1.91 7

Kết quả bảng 2.3 cho thấy: GV chủ yếu dựa vào việc tìm hiểu nhu cầu xã hội về giáo dục KNS (Χ = 3.00, xếp thứ 1). Mục tiêu của chương trình

giáo dục KNS hiện nay nhằm giúp SV hình thành được năng lực dạy học và giáo dục KNS cũng như được rèn luyện một số KNS cơ bản, mục tiêu này dựa vào nhu cầu xã hội về giáo dục KNS ở các trường học và trung tâm giáo dục. Căn cứ thứ 2 mà giáo viên thường dựa vào là qua mục đích, yêu cầu của môn học/bài học (Χ =2.91), tiếp đến là qua tìm hiểu nhu cầu của người học (

Χ = 2.82); Qua phân tích chuẩn đầu ra SV khoa Tâm lý – giáo dục (Χ =

2.36). Dựa vào những căn cứ này GV đã xây dựng mục tiêu của chương trình giáo dục KNS cho SV. Những căn cứ mà GV ít dựa vào để xây dựng mục tiêu là: Dựa vào các chuẩn năng lực cần hình thành cho SV tâm lý (Χ =2.18); qua

kinh nghiệm chủ quan của cá nhân (Χ =2.18); các căn cứ khác (Χ =1.91). Hiện nay chương trình giáo dục KNS đưa ra 3 loại mục tiêu cần hình thành ở người học là mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên các bài giảng chủ yếu chỉ tập trung vào mục tiêu kiến thức và ít có mục tiêu về kỹ năng và thái độ. Những mục tiêu này được thể hiện một cách chung chung mà không thể quan sát, đo lường hay đánh giá được; đồng thời trong mục tiêu trình bày không quy định chi tiết các điều kiện kèm theo để thực hiện mục tiêu đó. Chính vì ít dựa vào căn cứ các chuẩn năng lực cần hình thành cho SV khoa tâm lý giáo dục đã dẫn đến thực trạng trên.

Như vậy, GV đã sử dụng các căn cứ của xây dựng chương trình theo

Dựa theo chuẩn đầu ra, Dựa theo hệ thống năng lực cần hình thành cho SV… Tuy nhiên chưa được thường xuyên và hiệu quả.

b/Mục tiêu chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực

Chương trình giáo dục KNS được xây dựng bao gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Để tìm hiểu mục tiêu của chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Mục tiêu chương trình giáo dục KNS hiện nay được thể hiện?” và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Bảng mục tiêu chương trình giáo dục KNS

TT Mục tiêu SLSinh viên% Giảng viênSL %

1

Mục tiêu được mô tả một cách chi tiết, có thể quan sát, đánh giá được, thể hiện được mức độ tiến bộ của người học một cách liên tục.

7 7.7 1 9.1

2

Mục tiêu được khái quát một cách chung nhất, không quan sát và đánh giá được đồng thời chưa thể hiện mức độ tiến bộ của người học một cách liên tục.

84 92.3 10 90.93 Mục tiêu được mô tả thông qua hệ thống các năng lực cần hình thành. 11 12.1 1 9.1

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 46)