KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 110)

- TM 2.4 Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS cho nhóm trẻ yếu thế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN

1.KẾT LUẬN

Xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục theo cách tiếp cận năng lực là xu thế chung của nền giáo dục hiện đại với những ưu thế nổi trội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong việc xây dựng và phát triển chương trình. Việc phát triển chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực giúp rút ngắn khoảng cách giữa việc đào tạo trong nhà trường và nhu cầu đối với nguồn nhân lực của xã hội, trang bị cho người học những năng lực cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra một cách hiệu quả theo chuẩn nghề nghiệp.

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đang tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra cho tất cả các mã ngành đào tạo, các chương trình dạy học nhằm theo kịp với xu thế giáo dục chung. Chương trình dạy học giáo dục KNS đã được khoa Tâm lý - giáo dục xây dựng đưa vào giảng dạy cho SV của khoa trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn lực giảng dạy KNS trong xã hội.

Qua điều tra thực trạng đánh giá chương trình giáo dục KNS hiện nay cho thấy: Chương trình vẫn được xây dựng theo tiếp cận nội dung, với cấu trúc theo môn/bài học. Nội dung chương trình vẫn còn nặng về mặt lý thuyết, chưa có sự tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. GV vẫn sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học truyền thống đơn điệu, khó hình thành năng lực cho người học. Do đó hiệu quả của chương trình đào tạo chưa cao, SV ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Khảo sát nhu cầu được tiếp cận chương trình giáo dục KNS theo cách tiếp cận năng lực của SV khoa Tâm lý giáo dục và một số CBGV ở các cơ sở, trung tâm giáo dục cho thấy nhu cầu được tiếp cận chương trình là rất cao. Đặc biệt người học mong muốn được thực hành nhiều hơn, hình thành được các năng lực dạy học và giáo dục KNS, năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp. Đây là cơ sở cho việc phát triển chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực (các module dạy học).

Từ kết quả đánh giá thực trạng và khảo sát nhu cầu được tiếp cận chương trình, tác giả đã tiến hành phát triển chương trình theo các module định hướng năng lực. Chương trình này giúp người học tích cực, chủ động trong quá trình học tập, hình thành những kỹ năng, năng lực thực tiễn. Ngoài ra người học còn được giải quyết các tình huống sư phạm gắn lền với thực tiễn cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu giáo dục. Kết quả xin ý kiến chuyên gia và thực nghiệm sư phạm cho thấy chương trình dạy học giáo dục KNS mới phát triển là phù hợp, hiệu quả và khả thi.

2.KIẾN NGHỊ

Để áp dụng chương trình vào giảng dạy đạt kêt quả tốt, chúng tôi xin có một số kiến nghị đối với khoa Tâm lý - giáo dục và trường Đại học Sư phạm – Đà học Đà Nẵng như sau:

- Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo chương trình module cho đội ngũ cán bộ quản lý và GV trong nhà trường.

- Khuyến khích các GV xây dựng các chương trình dạy học mà mình đảm nhận theo cách tiếp cận năng lực nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nhàm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho hoạt động giảng dạy và thực hành môn học.

- Có sự liên kết giữa khoa Tâm lý - giáo dục, nhà trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng với các cơ sở, trung tâm giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để các em có thể tham quan cũng như thực hành giảng dạy KNS trực tiếp cho các đối tượng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 110)