Nhu cầu học tập chương trình dạy học giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 69)

84 92.3 10 90.9 3 Mục tiêu được mô tả thông qua hệ thống các năng lực cần hình thành 11 12.1 1 9

2.3.3. Nhu cầu học tập chương trình dạy học giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực:

2.3.2. Mong muốn học tập chương trình dạy học học phần giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.17: Mong muốn được học chương trình dạy học giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực

TT Mức độ mong muốn được học CT SV (n=167)SL % CBGV (n=61)SL %

1 Mong muốn 121 72.5 53 86.9

2 Bình thường 46 27.5 8 13.1

3 Không mong muốn 0 0 0 0

Kết quả thu được cho thấy: Có 72.5% SV và 86.9% CBGV mong muốn được học tập chương trình dạy học giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực, chỉ có 27.5% SV và 13.1% CBGV chọn phương án bình thường; không có ai chọn không mong muốn. Kết quả này cho thấy SV và CBGV có nhu cầu được học chương trình dạy học học phần giáo dục KNS theo năng lực là rất cao.

2.3.3. Nhu cầu học tập chương trình dạy học giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực: năng lực:

a/ Nhu cầu về chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực của SV và GV khoa tâm lý - giáo dục

Với câu hỏi “Bạn mong muốn một chương trình giáo dục KNS như thế

nào?”, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.18: Nhu cầu về chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực

TT Chương trình giáo dục KNS SLSV(n=91)% SLGV(n=11)%

người học

3 Nội dung dạy học quy định kết quả đầu ra mong muốn 27 29.7 7 63.6 4 Chương trình dạy học có các phương pháp phát triển khả năng giải quyết vấn đề, giao tiếp 76 83.5 10 90.9 5 Có các tiêu chí đánh giá cụ thể và công bố trước cho người học 68 74.7 7 63.6 6 Như chương trình hiện nay đang sử dụng 29 31.9 2 18.2

Kết quả bảng 2.18 cho thấy: SV và GV đều mong muốn một chương trình giáo dục KNS phát triển được các năng lực của người học (SV: 95.6%; GV: 100), hay chương trình dạy học có các phương pháp phát triển khả năng giải quyết vấn đề, giao tiếp (SV: 83.5%; GV: 90.9%); chương trình có các tiêu chí đánh giá cụ thể và được công bố trước cho người học (SV: 74.7; GV: 63.6). Đây đều là những tiêu chí của chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực.

Chỉ có 31.9% SV và 18.2% GV cho rằng vẫn muốn một chương trình như hiện nay đang sử dụng. Điều đó đòi hỏi phải cải tiến, phát triển chương trình theo năng lực, đáp ứng được yêu cầu của người học, nâng cao hiệu quả dạy học của chương trình.

b/ Nhu cầu về cấu trúc chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực

Để có căn cứ cho việc phát triển chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực, chúng tôi tìm hiểu nhu cầu về cấu trúc chương trình, kết quả thu được cho thấy:

Bảng 2.19: Bảng nhu cầu về cấu trúc chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực

TT Cấu trúc SV (n=167) CBGV(n=61)SL % SL %

1 Cấu trúc module (các module dạy học linh hoạt, phát triển năng lực) 109 67.7 47 77.0 2 Cấu trúc môn/bài học (cấu trúc nội dung truyền thống) 22 13.2 6 9.8

3 Cấu trúc module kết hợp môn/bài 36 19.1 8 13.2 Cả SV và CBGV các cơ sở giáo dục có mong muốn nhiều nhất được học chương trình với cấu trúc module (SV: 67.7%; CBGV: 77.0%), tiếp đến là cấu trúc module kết hợp môn/ bài (GV: 19.1%, CBGV: 13.2%) và cuối cùng là cấu trúc môn/ bài học (GV: 13.2%; CBGV: 9.8%).

Cấu trúc chương trình dạy học theo module có rất nhiều ưu điểm và quan trọng là nó giúp phát triển được các năng lực cho người học, linh hoạt hóa quá trình học tập của người học. Do đó nhu cầu được học tập chương trình theo cấu trúc này đang là xu thế chung trong giáo dục.

c/ Nhu cầu hình thành các năng lực khi được học chương trình dạy học học phần giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.20: Bảng nhu cầu về các năng lực được hình thành khi học tập chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực

TT Các năng lực SV(n=167)SL % CBGV(n=61)SL %

1 Năng lực giải quyết vấn đề 117 70.1 59 96.7

2 Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS 131 78.4 61 100

4 Năng lực quan sát, đánh giá 87 52.1 56 91.8

5 Năng lực giao tiếp, hợp tác 109 65.3 46 75.4

6 Năng lực quản lý 43 25.7 34 55.7

7 Năng lực giáo dục và dạy học 96 57.5 54 88.5

Kết quả bảng 2.20 cho thấy: Năng lực mà SV và CBGV muốn được hình thành nhiều nhất khi được học tập chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực là năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS (SV: 78.4%, CBGV: 100%). Tuy nhiên mức độ mong muốn của CBGV lớn hơn SV, nguyên nhân có thể do chương trình giáo dục KNS thực sự cần thiết đối với CBGV trong hoạt động giáo dục hiện nay. Tiếp đến là năng lực giải quyết

vấn đề (SV: 70.1%, CBGV: 96.7%) và năng lực giao tiếp. hợp tác (SV: 65.3%; CBGV: 75.4%). Những năng lực ít được lựa chọn hơn là năng lực quản lý (SV: 25.7 CBGV: 55.7).

Có sự tương đồng trong nhu cầu được hình thành các năng lực sau khi học tập chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực giữa SV và CBGV. Đây là cơ sở để khi xây dựng và phát triển chương trình, chúng ta chú trọng đến hình thành các năng lực phù hợp.

d/ Nhu cầu về nội dung chương trình dạy học học phần giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực

Hiện nay chương trình giáo dục KNS có nội dung được cấu trúc thành 3 chương là:

- Chương 1: Khái quát chung về KNS - Chương 2: Giáo dục KNS

- Chương 3: Giáo dục KNS cho các nhóm đối tượng.

Những nội dung này được xây dựng dựa trên mục tiêu chương trình cũng như việc phân tích chuẩn đầu ra SV khoa tâm lý giáo dục và nhu cầu của xã hội.

Chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực đòi hỏi nội dung được khái quát chung nhất, không quy định nội dung chính. Để phát triển, cải tiến chương trình cho phù hợp với nhu cầu, chúng tôi đưa ra câu hỏi mở “Nếu

được học tập chương trình giáo dục KNS, bạn mong muốn được học nội dung nào?” kết quả thu được nhiều nhất như : “Cách thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS’, “Các phương pháp giáo dục KNS”, “Hình thành và rèn luyện được các KNS cho bản thân”, ‘Cách giáo dục KNS khi lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, “Quy trình tổ chức một hoạt động giáo dục KNS”…

Dựa vào những nội dung này chúng ta sẽ thiết kế các nội dung dạy học của chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn của người học.

e/ Nhu cầu về phương pháp dạy học chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.21. Bảng nhu cầu về phương pháp dạy học chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực

TT Phương pháp SL SV % SLCBGV%

1 Thảo luận nhóm 97 58.1 43 70.5

2 Trò chơi 109 65.3 35 57.4

3 Sắm vai 93 55.7 12 19.6

4 Xử lý tình huống 126 75.4 57 93.4

5 Nêu và giải quyết vấn đề 64 38.3 41 67.2

6 Thuyết trình 25 14.9 9 14.8

7 Luyện tập/ thực hành 85 50.9 52 85.2

Kết quả khảo sát cho thấy:

Phương pháp dạy học mà người học muốn được GV sử dụng nhiều nhất là phương pháp xử lý tình huống (SV: 75.4%; CBGV: 93.4%), thứ hai là phương pháp luyện tập/thực hành (SV: 50.9%; CBGV: 85.2%), phương pháp thảo luận nhóm (SV: 58.1%; CBGV: 70.5%), phương pháp trò chơi (SV: 65.3%; CBGV: 57.4). Đây đều là những phương pháp giúp phát huy tính tích cực chủ động của người học, đặc biệt giúp hình thành cho người học những kỹ năng, năng lực nghề nghiệp thực tiễn; GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ, SV mới là chủ thể trong quá trình học tập.

Những phương pháp truyền thống, ít thu hút được sự tham gia của người học thì có số lượng lựa chọn thấp như: Phương pháp thuyết trình (SV: 14.9%; CBGV: 14.8%).

Có sự chênh lệch giữa lựa chọn của SV và CBGV về mong muốn GV sử dụng các phương pháp dạy học chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực, cụ thể: Có tới 55.7% SV mong muốn được học thông qua phương pháp sắm vai thì chỉ có 19.6 CBGV lựa chọn đáp án này. Nguyên nhân có thể do sự khác biệt về đặc điểm tâm sinh lý giữa các lứa tuổi. Những phương pháp khác cũng có sự chênh lệch nhưng không nhiều.

Như vậy, những phương pháp mà người học mong muốn GV sử dụng trong dạy học chương trình Giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực đều là những phương pháp dạy học tích cực, phù hợp để hình thành tốt các năng lực theo mục tiêu chương trình đề ra.

f/ Nhu cầu về hình thức tổ chức dạy học chương trình giáo dục KNS

Bảng 2.22: Bảng nhu cầu về hình thức tổ chức dạy học chương trình giáo dục KNS TT Hình thức tổ chức dạy học SV(n=167) CBGV(n=61) SL % SL % 1 Thảo luận 64 38.3 32 52.5 2 Xemina 72 43.1 41 67.2 3 Luyện tập/thực hành 93 55.7 50 81.9

4 Nghiên cứu khoa học 29 17.4 24 39.3

5 Tham quan thực tế 158 94.6 48 78.7

6 Tự học 47 28.1 17 27.9

7 Hình thức khác 0 0 6 9.8

Kết quả khảo sát cho thấy: Hình thức tổ chức dạy học được lựa chọn nhiều nhất là tham quan thực tế (SV: 94.6; CBGV: 78.7); tiếp đến là hình thức luyện tập/thực hành (SV: 55.7; CBGV: 81.9). Hình thức ít được lựa chọn nhất là nghiên cứu khoa học (SV: 17.4; CBGV: 39.3). Điều này cho thấy người học mong muốn được học với các hình thức mang tính thực thực tế, trải nghiệm để hình thành các kỹ năng, năng lực cho mình.

Hiện nay trong tổ chức dạy học chương trình giáo dục KNS những hình thức như tham quan thực tế, luyện tập thực hành chưa được thực hiện nhiều

trọng dạy học. Nguyên nhân có cả các yếu tố khách quan như về điều kiện cơ sở vật chất, thời gian và yếu tố chủ quan như sự đầu tư, gia công trong dạy học của GV còn hạn chế.

g/ Nhu cầu về hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chương trình giáo dục KNS

Việc tìm hiểu nhu cầu về hình thức kiểm tra đánh giá môn học sẽ giúp cho GV có cơ sở cho việc lựa chọn và đổi mới các hình thức đánh giá. Kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 2.23: Bảng nhu cầu về hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập chương trình giáo dục KNS

TT Hình thức kiểm tra đánh giá SV(n=167) CBGV(n=61)

SL % SL %

1 Tự luận 29 17.4 19 31.1

2 Trắc nghiệm khách quan 87 52.1 35 57.4

3 Vấn đáp, phỏng vấn 73 43.7 39 63.9

4 Xử lý bài tập tình huống thực tiễn 126 75.4 51 83.6

5 Kiểm tra, đánh giá thực hành 59 35.3 48 78.7

6 Tự đánh giá 27 16.2 14 22.9

7 Đánh giá trong nhóm 81 48.5 9 14.8

8 Nghiên cứu hồ sơ học tập 13 7.8 5 8.2

Kết quả khảo sát cho thấy: Hình thức kiểm tra đánh giá mà người học mong muốn GV sẽ sử dụng là xử lý bài tập tình huống thực tiễn (SV: 75.4%, CBGV: 83.6%), tiếp đến là hình thức vấn đáp, phỏng vấn (SV: 43.7%; CBGV: 63.9%) và hình thức trắc nghiệm khách quan (SV: 52.1%; CBGV: 57.4%). Hình thức có số lượng lựa chọn ít là nghiên cứu hồ sơ học tập (SV: 7.8%; CBGV: 8.2%) và hình thức kiểm tra tự luận (SV: 17.4; CBGV: 31.1%).

Hiện nay khi kiểm tra đánh giá GV thường sử dụng hình thức tự luận, tuy nhiên hình thức này chỉ giúp GV đánh giá được mặt kiến thức của người

học, còn mặt kỹ năng và thái độ thì rất hạn chế. Những hình thức mà người học lựa chọn đều giúp đánh giá được mặt năng lực, kỹ năng và thái độ.

Ngoài ra còn một số hình thức khác mà CBGV lựa chọn thêm như: Quan sát, đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động.

h/ Nhu cầu về thời lượng của chương trình giáo dục KNS

Hiện nay chương trình giáo dục KNS được quy định là 3 tín chỉ. Để tìm hiểu nhu cầu của người học về thời lượng của chương trình làm cơ sở điều chỉnh, phát triển chương trình; chúng tôi đưa ra câu hỏi “ Với thời lượng chương

trình giáo dục KNS là 3 tín chỉ, theo bạn?”, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.24: Nhu cầu về thời lượng chương trình giáo dục KNS

TT Thời lượng SV (n=167)

SL %

1 Dài 19 11.4

2 Phù hợp 148 88.6

3 Ngắn 0 0

Đa số SV cho rằng chương trình giáo dục KNS hiện nay với thời lượng 3 tín chỉ là phù hợp với 88.6%, chỉ có 11.4% SV cho rằng thời lượng như vậy là dài.

Dựa vào việc tìm hiểu nhu cầu của người học về chương trình dạy học giáo dục KNS làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển chương trình mới, đáp ứng được nhu cầu của người học.

Tiểu kết chương 2

Từ kết quả khảo sát, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:

- Chương trình dạy học học phần giáo dục KNS nhằm hình thành khả năng dạy học và giáo dục KNS cho các đối tượng khác nhau cũng như rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cho người học. Chương trình hiện nay đang sử

dụng cũng có nhiều ưu điểm như: được xây dựng dựa trên yêu cầu của người học. Nội dung dạy học đã gắn với thực tiễn, trong dạy học đã chú trọng khả năng thực hành, giải quyết vấn đề cho người học.

- Tuy nhiên chương trình cũng còn tồn tại một số bất cập như: Chương trình hiện nay được xây dựng theo tiếp cận nội dung với cấu trúc môn/bài truyền thống. Chương trình chưa xây dựng được chuẩn đầu ra một cách rõ ràng, mục tiêu còn được mô tả chung chung, nội dung dạy học được quy định một cách chi tiết, ít có sự gằn kết giữa lý thuyết với kỹ năng, thái độ; trong dạy học GV vẫn còn sử dụng các biện pháp dạy học truyền thống, hình thức tổ chức dạy học cũng như cách thức kiểm tra đánh giá chưa phát huy được tính tích cực của người học. Không những thế việc tập trung vào hình thành hệ thống tri thức khoa học mà ít quan tâm đến các kỹ năng thực hành sẽ tạo ra khoảng cách về việc học tại nhà trường và việc thực hành giáo dục KNS sau khi ra trường. So sánh với các đặc điểm của chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực thì chương trình dạy học học phần Giáo dục KNS hiện hành chưa đảm bảo và đáp ứng được yêu cầu. Do đó, việc thay đổi là cần thiết với xu thế chung của xã hội và nhu cầu của người học.

- Đa phần SV và CBGV các cơ sở giáo dục đều có nhu cầu được học tập chương trình giáo dục KNS theo hướng tiếp cận năng lực, cụ thể: Chương trình có mục tiêu chi tiết, thể hiện được mức độ tiến bộ của người học, phát triển được các năng lực của người học; Nội dung dạy học quy định kết quả đầu r a mong muốn đồng thời co các biện pháp phát triển khả năng giải quyết vấn đề, giao tiếp của người học. Khi đánh giá kết quả học tập cần có các tiêu chí cụ thể và công bố trước cho người học. Đây là cơ sở giúp chúng tôi có định hướng phát triển chương trình dạy học học phần Giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực sao cho phù hợp.

Từ nghiên cứu thực trạng đánh giá chương trình và nhu cầu được học tập chương trình giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực, chúng tôi thấy rằng việc phát triển các chương trình đào tạo nói riêng, chương trình giáo dục KNS nói chung theo hướng tiếp cận năng lực là cần thiết và hợp với xu thế phát triển để nâng cao chất lượng đào tạo.

Chương 3. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(203 trang)
w