6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích
Trong việc phân tích khả năng sinh lời, VCB mới chỉ dừng lại ở việc tính toán những con số mà chưa nêu bật lên được bản chất hoặc những nguyên nhân “tạo ra” những con số đó. Ví dụ, khi tính ROA, ROE, VCB chỉ sử dụng phương pháp so sánh để xem xét chỉ tiêu tỷ suất sinh lời, dẫn đến không thấy
được mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng. Do đó để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh ngân hàng đồng thời thiết lập kế
hoạch lợi nhuận trong tương lai, các nhà phân tích cần đi sâu xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời theo phương pháp Dupont. Phân tích các tỷ lệ tài chính theo mô hình Dupont là công cụ hữu ích nhất và hiệu quả nhất để hiểu rõ bản chất của các chỉ số tài chính cũng như
mối liên hệ giữa chúng và sựảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh Kết hợp phương pháp phân tích thay thế liên hoàn và mô hình Dupont để
phân tích sâu hơn chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh ROA, ROE. Chẳng hạn, với những dữ liệu đã cho trong ví dụ phân tích đã nêu ở chương 2, có thể
Bảng 3.1: Mối quan hệ của ROE với các nhân tố theo mô hình DUPONT 2009 2010 ROE= ROA x (TỔNG TS/TỔNG VCSH) 25,77% 22,53% Trong đó: - ROA 1,65% 1,50% - Tổng TS/tổng VCSH 1.559,79% 1.496,95% ROE= NPM x AU x EM 25,77% 22,53% Trong đó:
- Tổng thu từ hoat động (triệu đồng) 18.583.569 24.563.941
- A= Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) 24,88% 19,63%
- B= Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản (AU) 6,64% 7,66%
- C= Tỷ trọng vốn chủ sở hữu (EM) 1.559,45% 1.496,95%
Bảng 3.2: Chi tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Năm 2010/Năm 2009 A = A1BoCo -AoBoCo -0,0543 B = A1B1Co -A1BoCo 0,0312 C = A1B1C1 -A1B1Co -0,0094 ROE = A + B + C -0,0324 Nhận xét: Trong năm 2009, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,2577 đồng lợi nhuận thì năm 2010, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,2253 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,0324 đồng do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Do nhân tố Tỷ lệ sinh lời hoạt động giảm làm khả năng tạo lợi nhuận của VCSH giảm 0,0543 đồng. Mặc dù cơ cấu thu nhập từ tất cả các hoạt động năm 2010 đều tăng so với năm 2009 nhưng do tốc độ tăng chi phí có xu hướng
cao hơn tốc độ tăng doanh thu, mà chủ yếu là chi phí tiền lương tăng cao đã ảnh hưởng không tốt đến khả năng tạo lợi nhuận của VCSH. Vì vậy, VCB cần có giải pháp để nâng cao nâng năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên cho tương xứng với tiền lương chi trả.
- Do nhân tố Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản tănglàm khả năng tạo lợi nhuận của VCSH tăng 0,0312 đồng. Điều này chứng tỏ các danh mục đầu tư của VCB đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, mang lại hiệu quả
sinh lời cao hơn. Hiệu quả sử dụng tài sản tăng cũng đã phản ánh đúng với
mục tiêu phát triển thận trọng, an toàn, hiệu quả của VCB trong các năm gần
đây. Và đây cũng là thành công bước đầu của VCB khi liên tục hoàn thiện và
không ngừng nâng cao chính sách quản lý rủi ro về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
- Do nhân tố Tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm làm khả năng tạo lợi nhuận của VCSH giảm 0,0094 đồng. Trong năm 2010 mặc dù tốc độ tăng trưởng huy động vốn của VCB là khá ấn tưởng 22,93%, mức tăng cao nhất từ năm 2006 - 2010 nhưng đòn bẩy tài chính của VCB đã làm giảm tỷ suất sinh lợi VCSH. Điều này là do đợt tăng vốn (9,28%) cuối năm 2010 để góp phần tăng hệ số CAR.
Bảng 3.3 Quy mô và tăng trưởng VCSH
Nội dung 2009 2010
Vốn chủ sở hữu (tỉđồng) 16.710 20.669 Tăng trưởng Vốn chủ sở hữu 19,82% 23,69%
Tuy mức độ tác động là rất ít nhưng việc tăng vốn cũng đặt ra áp lực về