6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.7. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG NHTM
1.7.1. Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính sẽ thực hiện phân tích hai bộ phận quan
trọng trên bảng cân đối kế toán là Sử dụng vốn – Tài sản và nguồn vốn. Ngoài ra, khi phân tích cần phải xem xét hai bộ phận này trong mối tương quan chặt
chẽ với nhau để thấy được bản chất của sự thay đổi các khoản mục trong tài
sản và nguồn vốn.
a. Phân tích về sử dụng vốn -Tài sản
* Phân tích khái quát
Phân tích quy mô và sự biến động về tổng tài sản, cơ cấu tài sản, tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản qua các năm. Trong đó chú trọng đánh giá:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản.
- Tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng trên thị trường 1 (nền kinh tế), bao gồm cá nhân và TCKT.
- Tốc độ tăng trưởng tiền gửi và cho vay các TCTD trên thị trường 2 (thị
trường liên ngân hàng).
- Đánh giá cơ cấu tài sản, tương quan giữa các khoản mục tài sản có sinh lời gồm (tiền gửi tại NHNN Việt Nam, Tiền gửi và cho vay các TCTD khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, kinh doanh, góp vốp và đầu tư dài hạn) và tài sản dự trữ. Việc đánh giá này phản ánh được quan điểm kinh doanh của NH trong việc cân đối giữa an toàn thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận, quy mô khả năng hoạt độn của NH trên các mặt có khả năng sinh lời.
- Các chỉ tiêu đánh giá quy mô, cơ cấu tài sản có sinh lời: +Tổng tài sản.
+ Tốc độ tăng trưởng tài sản i
Số dư tài sản i kỳ này – Số dư tài sản i kỳ trước Tốc độ tăng
tài sản i = Số dư tài sản i kỳ trước x 100 + Tỷ trọng từng hạn mục tài sản/Tổng tài sản có: Số dư tài sản loại i Tỷ trọng tài sản loại i = Tổng tài sản có x 100 * Phân tích hoạt động tín dụng Trong hoạt động sử dụng vốn của các NHTM thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng lớn. Hoạt động này đóng vai trọng quan trọng
bậc nhất, quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro. Do đó, việc phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM là rất cần thiết, thể hiện qua các nội dung:
- Phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng thông qua các chỉ tiêu: + Tổng dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh
+ Tốc độ tăng dư nợ cho vay, bảo lãnh.
+ Tỷ trọng từng khoản dư nợ theo cách phân loại cơ cấu danh mục cho vay: Trong đó, cơ cấu danh mục cho vay thường được phân theo các loại sau: + Theo loại tiền: VND, USD
+ Theo thời hạn cho vay: ngắn, trung và dài hạn
+ Theo thành phần kinh tế: cá nhân, DNNN, CT TNHH… + Cho vay trên thị trường 1 và thị trường 2.
+Theo ngành kinh tế: thương mại, dịch vụ, xây dựng, sản xuất… + Theo mục đích vay: bất động sản, kinh doanh chứng khoán, tiêu dùng… + Theo vùng, miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam
- Phân tích rủi ro tín dụng, đánh giá chất lượng cho vay thông qua các chỉ tiêu sau: +Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5/tổng dư nợ (%) = Tổng dư nợ x 100 +Tỷ lệ nợ xấu – NPL rate (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5). Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu hạn trên tổng dư nợ (%) = Tổng dư nợ x 100 +Tỷ lệ nợ có vấn đề (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và nợ đã xử lý rủi ro bằng dự phòng rủi ro). Nợ nhóm 2 đến nhóm 5 + Nợ đã xử lý rủi ro bằng dự phòng rủi ro Tỷ lệ nợ có vấn đề trên tổng dư nợ (%) = Tổng dư nợ x 100
Việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết định số
493/2005/QĐ/NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Theo Quyết định này, bên cạnh việc phân loại nợ theo chỉ tiêu định lượng (căn cứ vào thời gian quá hạn), các NHTM còn căn cứ vào chỉ tiêu định tính (theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng bởi các NHTM). Nợđược phân thành 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nợđủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn + Tỷ lệ trích lập dự phòng Số trích lập dự phòng cho vay Tỷ lệ trích lập dự phòng cho vay = Tổng dư nợ x 100 + Khả năng bù đắp tổn thất rủi ro: Số dư (dư có) dự phòng rủi ro cho vay Hệ số khả năng bù đắp rủi ro cho vay = Dư nợ xấu x 100 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro cho vay còn gọi là tỷ lệ quỹ dự phòng cho vay.
b. Phân tích về nguồn vốn.
* Phân tích hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động chủ yếu bên khoản mục nguồn vốn trên bảng CĐKT, chiếm khoảng 90% nguồn vốn của ngân hàng. Do hoạt
động kinh doanh của NHTM là đi vay để cho vay nên một NHTM không thể
tồn tại nếu không có hoạt động này và sẽ kinh doanh cầm chừng nếu không chú trọng vào huy động vốn. Hiện nay nhiều NHTM lấy tăng trưởng huy
động vốn là nền tảng tăng trưởng về tổng tài sản để hướng tới sự phát triển bền vững trên mọi hoạt động.
Huy động vốn của NHTM bao gồm hoạt động huy động tiền gửi không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn của tổ chức, phát hành chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu (nếu được sự cho phép của NHNN),... được gọi là huy động trên thị trường 1, đây là nguồn vốn kinh doanh chính của NHTM. Ngoài ra các NHTM còn huy động vốn từ các TCTD khác, gọi là thị trường 2 hay thị trường liên ngân hàng. Hoạt động trên thị trường 2 của các NHTM chủ
yếu nhằm mục đích mở rộng các quan hệ đại lý thanh toán hoặc cho vay liên ngân hàng đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên khi điều kiện thị trường cho phép, hoạt động trên thị trường liên ngân hàng là một kênh đầu tư hấp dẫn và mang lại nguồn lợi nhuận cao cho các NHTM.
Với tầm quan trọng của huy động vốn nên công tác phân tích huy động vốn tại NHTM cũng được đánh giá, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Để đánh giá tình hình huy động vốn, nhà phân tích thường xem xét các nội dung:
- Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động. - Đánh giá thị phần huy động vốn của NH trong nền kinh tế.
- Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động, tỷ trọng từng loại theo thị trường huy động (thị trường 1, thị trường 2); theo kì hạn, cơ cấu loại tiền ...
- Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn
- Chỉ tiêu xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của ngân hàng thương mại.
+ Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Nguồn vốn huy động Tỷ trọng nguồn vốn huy
+ hoặc Tỷ trọng nguồn vốn huy động so với vốn tự có: Tổng NV huy động Tỷ trọng nguồn vốn huy
động so với VCSH = Vốn chủ sỡ hữu x 100 - Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động.
+ Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn huy động. NV huy động loại i
Tỷ trọng từng nguồn
vốn huy động = Tổng NV huy động x 100 - Chỉ tiêu chi phí lãi phải trả bình quân cho nguồn vốn huy động:
Tổng CP trả lãi cho NV huy động
Lãi suất huy động BQ cho nguồn vốn huy động = NV huy động BQ x 100 - Chỉ tiêu phản ánh thị phần huy động: Số dư Huy động vốn BQ Thị phần huy động vốn = Số dư Huy động vốn QB toàn ngành NH x 100 * Phân tích vốn chủ sở hữu
- Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của ngân hàng, thuộc quyền sở hữu của NHTM và được hình thành do các cổ đông đóng góp. VCSH đặc biệt có ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh của NHTM. VCSH là chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của NHTM, thể hiện tính chủ động và độc lập trong kinh doanh của NHTM; là tấm đệm an toàn để chống đỡ sự giảm giá trị của những tài sản có của NH, sự giảm giá trị có thể đẩy NH đến tình trạng mất khả năng chi trả
và phá sản,... Hiện nay, trong VCSH thì vốn điều lệ của NHTM rất được các nhà đầu tư và khách hàng quan tâm, theo quy định của NHNN thì đến hết năm 2011 tất cả các NHTM phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3000 tỷ.
- So sánh quy mô vốn chủ sở hữu của NHTM với các NHTM khác trong ngành đểđánh giá tiềm lực tài chính. - Tốc độ tăng VCSH - Tỷ trọng VCSH so với tổng nguồn vốn. Đây là một chỉ số đo độ nhạy cảm rủi ro thị trường, dùng để xác định nguy cơ rủi ro vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.
- Chỉ tiêu đủ vốn: hệ số an toàn vốn – CAR.
Chỉ tiêu CAR là rất quan trọng, là căn cứ để NHTM có giải pháp duy trì,
đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn vốn của NHNN.
Basel I nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động ngân hàng. Khái niệm vốn trong Basel I đã chia các nhân tố của vốn thành 2 cấp:
- Vốn cấp 1 bao gồm vốn cổ phần thường và các khoản dự trữ công khai. - Vốn cấp 2 bao gồm các khoản dự trữ không công khai, giá trị tăng thêm của việc đánh giá lại tài sản, dự phòng chung và dự phòng tổn thất tín dụng, các công cụ nợ cho phép chuyển đổi thành cổ phiếu và các khoản nợ thứ cấp.
Tổng vốn cấp 1 và cấp 2 chính là vốn tự có hay vốn cơ bản của tổ chức tín dụng.
Dựa trên cách tính vốn tự có này mà Basel 1 đã đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).
CAR = [(Vốn tự có hay vốn cơ bản)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Trong đó, tài sản đã điều chỉnh rủi ro = Tổng (Tài có nội bảng x Hệ số
rủi ro) + Tổng (Tài sản ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro)
Từ ngày 1/10/2010 theo thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN thì tỉ lệ CAR này sẽđược điều chỉnh từ 8% lên 9%.
c. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Bảng 1.2: Cân đối tài sản và nguồn vốn
I.Tài sản ngắn hạn trọTỷ ng I. Nguồn vốn ngắn hạn trọTỷ ng 1. Ngân quỹ và giao dịch giữa NH với NHNN và các tổ chức tín dụng khác 2. Cho vay ngắn hạn 3. Đầu tư ngắn hạn 1.Tiền gửi của kho bạc, tiền gửi của NHNN và tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng khác 2. Tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn 3.Tiền gửi tiết kiệm và có kỳ hạn < 12 tháng II. Tài sản dài hạn Tỷ trọng II. Nguồn vốn dài hạn Tỷ trọng 1. Cho vay trung dài hạn
2. Đầu tư dài hạn 3. Tài sản cố định 1.Tiền gửi tiết kiệm và có kỳ hạn > 12 tháng 2.Chứng chỉ tiền gửi 3. Phát hành trái phiếu dài hạn 4. Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Tổng nguồn vốn
Sau khi sắp xếp đối tượng phân tích theo trình tự phù hợp, ta sẽ phân tích khái quát cân bằng tài chính:
- Đánh giá tương quan giữa các khoản mục tài sản có sinh lời và tài sản dự trữ, chỉ tiêu này thể hiện quan điểm kinh doanh của NH trong việc cân đối giữa an toàn thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận.
- Đánh giá kết cấu tài sản, nguồn vốn, phân tích tính cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Trong đó, nhấn mạnh về tỷ lệ cho vay trên vốn huy động, tỷ lệ này thể hiện khả năng sử dụng vốn của NHTM trên một đồng vốn huy
động được và tỷ lệ tín dụng và đầu tư dài hạn/nguồn vốn dài hạn: chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn có tính ổn định lâu dài với tín dụng và
đầu tư dài hạn.
- Qua việc phân tích cân bằng tài chính, sẽ giúp nhà quản lý điều hành có
kế hoạch huy động nguồn với kỳ hạn và chi phí hợp lý để đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn hoặc có kế hoạch tăng trưởng tài sản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.7.2. Phân tích khả năng thanh toán của NHTM
Khả năng thanh toán là khả năng mà ngân hàng có thể hoàn trả các khoản nợ bằng tiền và các tài sản có thể chuyển hóa nhanh thành tiền. Việc thiếu khả năng thanh toán có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có thể thể hiện trên hai mức độ:
Mức độ thứ nhất là thiếu hụt thanh khoản hay ngân hàng không có khả
năng đáp ứng ngay nhu cầu về tiền cho mọi cam kết của ngân hàng; chủ yếu là cam kết cho vay, rút tiền gửi, các khoản tiền đến hạn khác trong quá trình kinh doanh bình thường.
Mức độ thứ hai trầm trọng hơn là mất khả năng thanh toán hay vỡ nợ. Mất khả năng thanh toán là rủi ro lớn nhất khi ngân hàng không chuyển được khả năng thanh toán thành tiền khi cần nhất. Mức độ này xảy ra do NH bị lỗ
làm suy giảm vốn tự có, hay các trường hợp giá trị tài sản của NH giảm xuống hoặc do rủi ro về thiếu vốn khả dụng, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá.
Nội dung chủ yếu của việc đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng thường thông qua việc xem xét kết hợp các chỉ tiêu sau:
- Hệ số tài sản lỏng: chỉ tiêu này cung cấp thông tin về khả năng đáp
ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của khách hàng, Mức độ thanh khoản càng cao cho thấy khả năng đối phó của NH trước những cú sốc càng
lớn và ngược lại.
Tài sản thanh khoản Hệ số tài sản
lỏng = Tổng tài sản
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này đo lường mức thanh khoản của tài sản so với nguồn vốn ngắn hạn và dùng để đánh giá khả năng cân đối giữa tài sản và nợ. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn của khách hàng mà không ảnh hưởng đến thanh khoản của NH.
Tiền và TS dễ chuyển đổi thành tiền Hệ số khả năng
thanh toán nhanh = nợ ngắn hạn - Tỷ lệ khả năng chi trả
Tài sản có thể thanh toán ngay Tỷ lệ khả năng
chi trả = Tổng nợ phải thanh toán ngay
Tỷ lệ khả năng chi trả đánh giá mức độ thanh toán ngay các khoản nợ
cần phải thanh toán, đồng thời đánh giá việc chấp hành quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Theo thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN thì tỷ lệ khả
năng chi trả phải được các NHTM xây dựng mô hình đánh giá và quản lý. Việc
đảm bảo khả năng chi trả cũng được quy định rất chặt chẽ tại ngay cuối mỗi ngày làm việc, Phải đảm bảo hàng ngày theo dõi được trước toàn bộ tài sản “Có” đến hạn thanh toán của từng ngày trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ
ngày hôm sau và tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán của từng ngày trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi - LTD Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ dư nợ cho vay so
với số dư tiền gửi = Tổng số dư tiền gửi x 100
Tỷ lệ LTD biểu hiện % các khoản cho vay của ngân hàng được tài trợ
Một sự gia tăng tỉ lệ LTD cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm”