6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.6.3. Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và
được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính nói riêng cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên để có thể áp dụng nó cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh
được giữa các chỉ tiêu phân tích (phải có sự thống nhất nhau về không gian, thời gian, nội dung, tính chất, đơn vị tính toán..., tránh so sánh khập khễnh) và tùy vào mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh cho phù hợp. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân thời kỳ hoặc thời điểm.
* Về kỹ thuật so sánh có:
- So sánh bằng số tương đối - So sánh bằng số bình quân
* Về nội dung so sánh gồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành (nếu có) hoặc của một doanh nghiệp điển hình trong ngành để đánh giá chất lượng, quy mô của doanh nghiệp đang ở mức độ nào trong toàn ngành, tốt hay xấu, được hay chưa được.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả
về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế
toán liên tiếp.
1.6.4. Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính (còn gọi là tỷ số tài chính). Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức, để
nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ
lẽ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tính tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng rẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ
phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ
mục tiêu phân tích của mình.