THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC PTTC TẠI VCB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2.THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC PTTC TẠI VCB

2.2.1. Phân công phân nhiệm

a. Tại hi sở chính

Phòng tổng hợp và chếđộ kế toán được giao nhiệm vụ của công tác phân tích tài chính, cụ thể:

- Thực hiện lập và cung cấp BCTC của hệ thống, gồm: Bảng cân đối kế

toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tổng hợp Thuyết minh Báo cáo tài chính trên cơ sở thuyết minh chi tiết của các phòng chức năng tại Hội Sở chính.

- Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán tổng hợp phù hợp chuẩn mực kế

toán Việt Nam, chế độ kế toán trong quy trình nghiệp vụ phù hợp với quy

định cho TCTD đồng thời thuận lợi cho công tác tổng hợp thông tin, lập BCTC trong nội bộ VCB.

- Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính; tổng hợp, lập và quản lý báo cáo cân đối định kỳ, báo cáo tài chính theo quy định về lập BCTC đối với TCTD và công ty niêm yết.

- Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống, tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành. Phân tích các chỉ số tài chính, diễn biến các chỉ số tài chính định kỳ và

đột xuất theo quy định và theo yêu cầu của Ban giám đốc. Đánh giá khả năng sinh lời đối với từng hoạt động, từng sản phẩm, từng khách hàng, theo vùng miền trên quy mô toàn ngành; so sánh tổng quan với khả năng sinh lời từ các hoạt động kinh doanh khác mang lại.

- Đề xuất với Ban Giám đốc trong chỉ đạo, điều hành dựa trên các kết quả phân tích.

b. Tại c chi nhánh

Hiện nay, tại các chi nhánh, VCB chưa có quy định về phân tích tài

chính, phân công phân nhiệm thống nhất chung mà chủ yếu mới tiến hành phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh hàng năm. Công việc này do Giám đốc phân công cho 1 phòng kế toán hoặc do Phòng vốn thực hiện trên cơ sở tổng hợp các báo cáo từ các phòng chức năng khác trong chi nhánh.

Ví dụ: tại VCB Đà Nẵng công tác lập báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh định kỳ hàng tháng, quý, năm do phòng vốn thực hiện. Phòng kế toán

là phòng chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính gồm: bảng cân đối kế toán

và báo cáo hoạt động kinh doanh gửi hội sở chính theo quy định tại Quyết

định số 729/QĐ-NHNT.TH&CĐKT ngày 17/12/2012của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về chế độ báo cáo tài chính

của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam.

2.2.2. Tổ chức thu thập thông tin đầu vào

a. H thng báo cáo tài chính

Là một ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu trên HoSE, nên hệ thống báo cáo tài chính của VCB đầy đủ gồm 4 báo cáo tài chính theo quy định.

Báo cáo tài chính tại VCB được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Công tác lập báo cáo và trình bày báo cáo tài chính tại VCB tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số

21 (VAS 21) - Trình bày báo cáo tài chính của luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003.

VCB có các báo cáo tài chính riêng lẻ hàng quý và hàng năm, được kiểm toán đầy đủ.

Ngoài ra, VCB còn thực hiện những báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng tháng, quý, 6 tháng và tổng kết năm. Những báo cáo này đã phần nào bao quát được các mảng kinh doanh chính của ngân hàng, dần tạo lập một

hệ thống thông tin quản lý, giúp ích cho sự điều hành của Ban giám đốc, các bộ phận quản lý phòng ban ngân hàng.

Để đảm bảo phản ánh chính xác các thông tin trong hạch toán kế toán, VCB đã ban hành quyết định số 189/QĐ-NHNT.KTTC ngày 11/11/2004 về

Hệ thống kế toán ngân hàng ngoại thương.

b. Ngun tp hp, trích xut d liu kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dữ liệu kế toán được xử lý hạch toán tự động trên chương trình phần mềm Ngân hàng bán lẻ Siverlake. Các dữ liệu kế toán đều được phản ánh đầy

đủ trên hệ thống sổ cái tổng hợp. Việc xây dựng hệ thống sổ cái tồng hợp (SCTH) có vai trò quan trọng trong công tác quản trị, thu thập dữ liệu, cụ thể:

- Hệ thống SCTH là một hệ thống quan trọng nhất đối với cấp quản lý cấp cao và Ban giám đốc. Hệ thống SCTH cung cấp thông tin và các báo cáo tạo điều kiện cho công tác quản lý ra quyết định một cách kịp thời, chính xác với các hoạt động đầu tư vốn của NH. Giúp các cấp quản lý, quản lý tài sản nợ

và tài sản có, quản lý rủi ro lãi suất, tính toán chi phí huy động vốn, kiểm soát

được các chi phí hoạt động hàng ngày.

- Trên cơ sở xem xét sao kê TK SCTH hàng ngày để biết được các giao dịch bất thường, giao dịch lớn, sự biết động của tiền gửi tiền vay… giúp cho cấp quản lý đưa ra được quyết định kịp thời.

- Đặc biệt Hệ thống SCTH còn cung cấp các báo cáo về thu nhập chi phí dưới các dạng dễ so sánh như: Thu lãi và trả lãi, thu từ hoạt động kinh doanh khác (Kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán ) với chi phí cho hoạt

động quản lý (Kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán )…Thu thủ tục phí với chi thủ tục phí, thu khác với chi cho hoạt động quản lý…Tạo điều kiện dễ dàng để tính toán các chỉ tiêu như: Thu lãi ròng, thu phí ròng, thu lãi ròng về kinh doanh, lãi chưa trừ thuế …Tính toán các chi tiêu như: Tỷ lệ vốn chủ sở

hữu trên tổng tài sản có, tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn, tỷ lệ rủi ro tài sản ...trong công việc phân tích tài chính của NH.

- Ngoài ra, Hệ thống SCTH còn cung cấp báo cáo bảng tổng kết tài sản rút gọn cho từng loại tiền tệ và quy VND, các thông tin cộng dồn như lãi dự

thu, dự trả...

c. Thông tin kinh tế vĩ mô, ngành ngân hàng

Các phòng chức năng tại Hội Sở chính thực hiện lập thuyết minh báo cáo hoạt động kinh doanh đối với lĩnh vực, mảng nghiệp vụ do Phòng mình phụ

trách và gửi phòng Phòng tổng hợp và chế độ kế toán. Báo cáo này đã cung cấp phần lớn các thông tin về kinh tế vĩ mô, ngành ngân hàng, các văn bản chế độ, quy định của cơ quan quản lý và đánh giá những tác động của nhân tố

này đối với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.3. Quy trình thực hiện PTTC

Hiện nay, công tác tổ chức PTTC của VCB được thực hiện theo đúng 3 giai đoạn sau:

a. Lp kế hoch:

Tùy vào mục đích, yêu cầu phân tích là định kỳ, hay đột xuất, tổng hợp hay chuyên sâu một số mảng hoạt động, bộ phận phân tích sẽ lên kế hoạch yêu cầu các phòng ban ở Hội sở cung cấp số liệu, đánh giá tình hình, để bộ

phận phân tích tổng hợp, phân tích cho toàn ngân hàng

b. Tiến hành:

Công việc tiến hành phân tích hiện thời đã được xây dựng theo các quy trình thực hiện. Sự phân tích thường xuyên được trao đổi, kiểm tra chéo giữa các thành viên trong phòng tổng hợp chế độ kế toán để tăng mức độ sắc nét các báo cáo phân tích, hạn chế những sai sót về mặt số liệu kinh doanh.

c. Kết thúc phân tích

Khi quá trình phân tích đã xong, đã có một sản phẩm phân tích hoàn chỉnh, nhóm phân tích tiến hành đánh giá sơ bộ và tổng thể trước khi gửi kết quả phân tích cuối cùng lên Ban điều hành, ban giám đốc ngân hàng. Tất cả

những thông tin phân tích đều được kiểm soát và đáp ứng đến mức độ cao nhất sự chính xác, kịp thời về số liệu tại thời điểm báo cáo.

2.2.4. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích chủ yếu được VCB sử dụng trong công tác phân tích của ngân hàng mình là phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ, phương pháp tỷ lệ, trong đó phương pháp so sánh là phương pháp được sử

dụng xuyên suốt trong tất cả các nội dung phân tích.

2.2.5. Nội dung phân tích

Luận văn sẽ xem xét, đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính VCB thông qua Báo cáo phân tích tài chính giai đoạn 2006 -2010. Báo cáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được thực hiện vào năm 2011, với mục đích dự thảo chiến lược của VCB năm 2011-2020, được trình cho Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị.

a. Phân ch cu trúc i chính

* Phân tích sử dụng vốn – tài sản - Phân tích khái quát:

VCB đã phân tích khái quát quy mô, tăng trưởng tài sản, cơ cấu tài sản có sinh lời, chưa phân tích hoạt động cho vay và gửi trên thị trường 2. Các chỉ

tiêu phân tích chủ yếu gồm: + Tổng tài sản

+ Tổng dư nợ cho vay

+ Cơ cấu tài sản sinh lời, trong đó chú trọng đánh giá tỷ trọng cho vay/tổng tài sản.

Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng lũy kế (CAGR) tổng tài sản, tín dụng, huy động vốn từ nền kinh tế của VCB đạt tương ứng 16,47%, 27,11% và 14,62%. Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu chính hàng năm như bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng tài sản, dư nợ

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tăng trưởng tổng tài sản 22,48% 18,09% 12,53% 15,04% 20,35% Tăng trưởng dư nợ cho vay 10,97% 44,12% 15,53% 25,56% 24,85%

TĂNG TRƯỞNG TỔNG TA| I SẢN - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2007 2008 2009 2010 Năm Tỷ đô|ng 0% 5% 10% 15% 20% 25% Tổng tài sản Tăng trưởng tổng tài sản

Biểu đồ 2.3: Quy mô và tăng trưởng tổng tài sản

Tăng trưởng tổng tài sản của VCB có xu hướng chậm dần trong năm 2006-2009 và bắt đầu phục hồi mạnh trong năm 2010 TĂNG TRƯỞ NG TÍN DUNG - 50,000 100,000 150,000 200,000 2007 2008 2009 2010 năm tỷ đông 0% 10% 20% 30% 40% 50% Tín dụng Tăng trưởng Tín dụng

Biểu đồ 2.4: Quy mô và tăng trưởng dư nợ.

Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mà đỉnh cao là năm 2007, tăng trưởng tín

dụng của VCB đã chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cùng với chính

sách thận trọng trong đầu tưcủa VCB.

độ tăng của toàn ngành.

Biểu đồ 2.5:Tăng trưởng huy động, cho vay so với toàn ngành

Xem xét cơ cấu tài sản của VCB trong vòng 5 năm qua, có thể thấy tỷ

trọng tài sản có sinh lời luôn ở mức cao và đều qua các năm (trên 96%), bình quân 5 năm 2006-2010 là 96,58%. Ở các ngân hàng khác, tỷ lệ này phổ biến ở

mức dưới 90%.

Trong cơ cấu tài sản có sinh lời, cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (tại thời điểm 31/12/10 là 57,85%), tiếp đến là các khoản tiền gửi/cho vay TCTD khác, đầu tư (đầu tư các công cụ nợ, đầu tư góp vốn, …).

Biểu đồ 2.6:Cơ cấu tài sản có sinh lời

- Phân tích hoạt động tín dụng:

VCB chưa phân tích đến cơ cấu tín dụng theo cách phân tổ, chưa đánh giá đến rủi ro và chất lượng của hoạt động tín dụng Tuy có xem xét đến tỷ lệ

tiêu an toàn hoạt động, đồng thời số liệu và phân tích về nợ xấu còn hạn chế

do quá ít thông tin đựơc đề cập.

Vi dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VCB luôn trích lập đủ DPRRTD và việc sử dụng quỹ DPRRTD để xử lý nợ xấu được tiến hành rất cẩn trọng. Đây cũng là một lý do khiến tỷ lệ nợ xấu của VCB khá cao so với trung bình ngành cũng như các đối thủ lớn, đồng thời cũng khiến “mức độ dự phòng” (dư quỹ dự phòng/tổng nợ xấu) đạt trên 100%.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu an toàn hoạt động

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ nợ xấu 2,70% 3,87% 4,60% 2,47% 2,83%

Tỷ lệ quỹ dự phòng/tổng nợ xấu 80,17% 58,11% 81,97% 132,18% 113,86%

* Phân tích nguồn vốn - Huy động vốn

VCB đã phân tích khái quát quy mô, tăng trưởng huy động vốn. Việc phân tích huy động vốn tuy đã được xem xét trong mối tương quan với hoạt

động cho vay nhưng còn đơn điệu, chưa phân tích được tình hình huy động vốn trên thị trường 1 và thị trường 2, việc dẫn chứng các số liệu để đưa đến các kết luận chưa thật sự chặt chẽ và có tính thuyết phục cao.

Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng gồm: - Số dư huy động vốn

- Tỷ trọng huy động vốn trên thị trường 1 và thị trường 2

Ví dụ:

Số liệu trong vòng 5 năm qua cho thấy, tỷ trọng cho vay khách hàng trên tổng tài sản có xu hướng tăng trong khi tỷ trọng huy động vốn từ nền kinh tế

trên tổng tài sản lại có xu hướng giảm. Điều này một mặt phản ảnh quy mô hoạt động trên thị trường 1 của VCB đang dần bị thu hẹp, mặt khác cho thấy hệ số sử dụng vốn (cho vay/huy động) đang ngày càng cao hơn.

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay, huy động vốn TT 1 so với Tổng TS

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Cho vay/tổng tài sản (%) 40,53% 49,47% 50,79% 55,43% 57,50% HĐV TT 1/tổng tài sản (%) 72,22% 73,37% 72,04% 66,32% 67,75% Tăng trưởng huy động vốn 11,43% 19,98% 10,48% 5,92% 22,93%

Tăng trưởng huy động vốn từ thị trường I của VCB có xu hướng chậm dần trong năm 2006-2009 và bắt đầu phục hồi mạnh trong năm 2010, với tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế đạt ~ 23% so với năm 2009.

Tăng trưởng huy động vốn của VCB những năm qua đều thấp hơn tốc độ

tăng của toàn ngành.

TĂNG TRƯỞNG HUY ĐÔ NG VỐN

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2007 2008 2009 2010 năm tỷ đông 0% 5% 10% 15% 20% 25%

Huy động vốn Tăng trưởng Huy động vốn

Biểu đồ 2.7: quy mô và tăng trưởng Huy động vốn

- Vốn chủ sở hữu

VCB đã phân tích khái quát quy mô, tăng trưởng vốn tự có, hệ số CAR. Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng gồm:

- Vốn chủ sở hữu

- Hệ số CAR (được VCB xếp vào nhóm chỉ tiêu an toàn)

Ví dụ:

Bảng 2.4: hệ số an toàn vốn

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Hệ số CAR 9,30% 9,20% 8,90% 8,11% 9,00% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về tiêu chí đủ vốn, từ 2008 trở về trước, hệ số CAR của VCB luôn

đứng ở mức cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu của NHNN. Tuy nhiên do tài sản có rủi ro tăng mạnh (15%-20%/năm), hệ số rủi ro của nhiều khoản mục tài sản được điều chỉnh cao hơn trong khi vốn tự có tăng chậm (chủ yếu bằng lợi nhuận giữ lại tích lũy) nên trong nhiều thời điểm của năm 2009-2010, hệ

số này đã giảm xuống dưới mức tối thiểu yêu cầu. Việc thực hiện tăng vốn

điều lệ đợt 1 (9,28%) và đợt 2 (33%) trong cuối năm 2010 và đầu năm 2011

đã giúp VCB cải thiện đáng kể hệ số CAR.

b. Phân tích kh năng thanh khon

VCB mới phân tích chỉ tiêu LTD, chưa phân tích các chỉ tiêu về: Hệ số

tài sản lỏng, Tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn, Tỷ lệ khả năng chi trả, Tỷ lệ vốn ngắn hạn/Dư nợ vay trung dài hạn. Việc phân tích này còn sơ

sài.

Ví dụ:

Hệ số sử dụng vốn huy động để cho vay của VCB ở mức tương đối thấp trong nhiều năm liền trước khi bắt đầu tăng mạnh trong năm 2009 chủ yếu là do huy động vốn tăng trưởng thấp trong khi dư nợ cho vay tăng cao.

Bảng 2.5: Chỉ tiêu LTD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ dư nợ cho vay/HĐV 56,13% 67,42% 70,50% 83,57% 84,88%

c. Phân ch hiu quả

* Phân tích thu nhập, chi phí

VCB đã phân tích về cơ cấu thu nhập, xem xét môi tương quan giữa chi phí và thu nhập, để làm rõ sự thay đổi của lợi nhuận Các chỉ tiêu được sử

dụng:

- Thu nhập từ lãi, tỷ trọng thu nhập ròng từ lãi/Tổng thu nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 59)