TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.4. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG NHTM

Tổ chức phân tích tài chính là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị những biện pháp sửa chữa những thiếu sót trong hoạt động tài chính. Như vậy, yêu cầu đặt ra với phân tích tài chính là phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý – tài chính doanh nghiệp. Thông thường tổ chức phân tích báo cáo tài chính gồm ba nội dung cơ bản như sau:

- Thứ nhất: lập kế hoạch phân tích

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất của công tác tổ chức phân tích, có ý nghĩa định hướng cho cả quá trình phân tích. Để xây dựng được một kế

hoạch phân tích báo cáo tài chính tốt, cần phải xây dựng cụ thể và chi tiết các vấn đề sau:

+ Xác định rõ mục tiêu phân tích

+ Xây dựng chi tiết chương trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp: Qua mục tiêu phân tích đã được xác định để xác định nội dung phân tích; phạm vi phân tích; thời gian ấn định chương trình phân tích; sưu tầm và kiểm tra tài liệu một cách chính xác, toàn diện và khách quan; xây dựng hệ

thống chỉ tiêu phân tích; lựa chọn phương pháp phân tích; tổ chức lực lượng cán bộ thực hiện mục tiêu phân tích; chương trình phân tích cần nêu rõ trách nhiệm của từng người; tiến độ phân tích: Trong chương trình phân tích cần xác định rõ tiến độ hoàn thành phân tích, khoảng thời gian thực hiện cho từng bước công việc; tổ chức hội nghị phân tích nhằm thu thập nhiều ý kiến.

- Thứ hai: thực hiện phân tích

Đây là giai đoạn thực hiện các công việc đã được vạch ra ở giai đoạn

toán, phân tích và dự đoán được thực hiện bởi các chuyên gia làm công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp.

- Thứ ba: kết thúc phân tích, lập báo cáo phân tích

Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân tích tài chính là báo cáo phân tích, đây là báo cáo tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng tài liệu chọn lọc để

minh họa, rút ra từ quá trình phân tích. Việc đánh giá với lời văn thuyết trình cùng những kết quả số liệu minh họa cần nêu rõ cả thực trạng và tiềm năng cần khai thác, những ưu điểm và những tồn tại, những thành tích đạt được và những yếu kém cần khắc phục trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Từ đó nêu rõ phương hướng và mục tiêu phấn đấu trong tương lai, cũng như đề xuất những giải pháp, kiến nghị thiết thực đối với ban điều hành doanh nghiệp.

1.5. ĐẶC ĐIỂM PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA NHTM

- Thứ nhất, vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tượng kinh doanh của NHTM. Chính đặc điểm này sẽảnh hưởng lên tất cả các nội dung phân tích tài chính của NHTM.

- Thứ hai, Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ

nên hoạt động NHTM có tính nhạy cảm cao. Kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế nên hoạt động của NHTM được xem là phong vũ biểu phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, sự tồn tại, phát triển và sức khỏe của các NHTM quyết

định sự tồn tại, phát triển và sức khỏe của nền kinh tế. Do tầm quan trọng của NHTM trong nền kinh tế nên các NHTM phải chịu nhiều quy định giám sát và quản lý chặt chẽ. Điều này, đòi hỏi, phân tích tài chính NHTM phải nắm vững các quy định, quy chuẩn của các cơ quan quản lý, chẳng hạn như tỷ lệ

an toàn vối tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu…

- Thứ ba, các NHTM có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, mỗi NHTM là một mắt xích liên hoàn trong toàn hệ thống. Vì vậy, khác với các loại hình

doanh nghiệp khác, đối với NHTM, các đối thủ cạnh tranh cũng đồng thời là

đối tác kinh doanh quan trọng, và do đó rủi ro của đối tác cũng lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, trong phân tích tài chính cần chú trọng

đến việc xem xét các khoản cho vay/tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng.

- Thứ thứ, nguồn vốn hoạt động chính của NHTM là vốn huy động, thường chiếm khoảng 90% tổng tài sản có của NHTM, VCSH chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 10%. Trong khi các doanh nghiệp thông thường chủ yếu dựa vào VCSH để sản xuất kinh doanh. VCSH của NHTM tuy chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn, tuy nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. VCSH của NHTM được ví như tấm đệm, chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản có cũng như thể hiện khả năng chống đỡ rủi ro của NHTM, là cơ sở để NHTM mở

rộng hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, việc tính toán các chỉ tiêu phân tích liên quan đến VCSH của NHTM được chú trọng và phức tạp hơn. NHTM tính toán chỉ tiêu an toàn vốn CAR (capital adequacy ratio) còn doanh nghiệp thì không sử dụng chỉ tiêu này.

- Thứ năm, NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. VCSH của NHTM chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định. Trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình, NHTM không những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi loại hình DN khác, mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng. Trong khi đó, do chức năng chuyển hóa và cung cấp thanh khoản dựa trên sự mất cân đối kỳ hạn giữa 2 bên tài sản Nợ/Có trên bảng cân đối kế toán nên NHTM thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Về mặt kỹ thuật, NHTM kinh doanh chủ yếu dựa trên sự

sẵn sàng chấp nhận tình trạng mất cân đối kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Vì vậy, sự tồn tại của các NHTM phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tiếp cận

liên tục, không gián đoạn đối với các nguồn thanh khoản như các khoản tiền gửi, cho vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, các nguồn vốn do NHTW cấp với tư cách là người cho vay cuối cùng. Từ đó cho thấy, việc phân tích khả năng thanh khoản của NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

- Thứ sáu, hoạt động kinh doanh của NHTM liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của NHTM ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các DN, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của các NHTM không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động quản lý của chính nhà quản trị ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính bắt buộc của ngân hàng trung ương.

- Thứ bảy, hoạt động kinh doanh của NHTM là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, đối mặt với nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể

gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình DN nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế. Do đó, trong quá trình hoạt động các NHTM phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phòng ngừa từ xa có hiệu quả. Ngoài ra, điều này cũng đòi hỏi ngân hàng tự đánh giá được khả

năng chịu đựng rủi ro của mình.

- Thứ tám, hoạt động kinh doanh NHTM luôn có rất nhiều rủi ro đặc thù ít xuất hiện trong các ngành kinh doanh khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động,... Rủi ro trong NHTM có tính mắt xích và lan truyền rất nhanh, một NHTM bị phá sản có thể ảnh hưởng đển cả hệ thống ngân hàng và gây tác động xấu đến nền kinh tế. Do đó, việc phân tích rủi ro của NHTM chiếm một vị trí quan trọng trong phân tích

BCTC NHTM, trong khi đó ở doanh nghiệp, phần phân tích này tương đối

đơn giản và không phải là phần phân tích trọng yếu.

- Thứ chín, hoạt động kinh doanh của NHTM diễn tiến liên tục trong mỗi loại hình nghiệp vụ và các sản phẩm của NHTM có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tách riêng từng mặt hoạt

động của ngân hàng để phân tích kết quả tài chính.

- Thứ mười, khi PTTC, cần hết sức lưu ý những đặc điểm khác biệt của BCTC NHTM với các doanh nghiệp phi tài chính, như sau:

+ Đối tượng kinh doanh chính của NHTM là tiền tệ, giá cả của tiền tệ được phản ánh thông qua lãi suất. Khi đó, trên BCTC của NHTM sẽ không có một số khoản mục liên quan đến hàng hóa dịch vụ đơn thuần như hàng tồn kho, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng... vì vậy khi phân tích báo cáo tài chính NHTM không có các chỉ tiêu liên quan

đến hàng tồn kho,… nhưng lại có rất nhiều chỉ tiêu liên quan đến lãi suất.

+ NHTM không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa như các doanh nghiệp thông thường mà thực hiện một số chức năng chính như chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác cho khách hàng. Với chức năng trung gian tín dụng, làm cầu nối giữa người dư thừa vốn và người cần vốn, hoạt động chính của NHTM là huy động vốn từ nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn huy động để

cho vay khách hàng. Do đó, trên BCTC của NHTM sẽ xuất hiện các khoản mục như Tiền gửi của các TCTD khác, tiền gửi từ dân cư (bên Nguồn vốn), tiền gửi tại TCTD khác, cho vay khách hàng (bên Tài sản), thu nhập từ lãi, chi phí từ lãi (Báo cáo thu nhập chi phí)...

+ Tỷ lệ tài sản cố định thấp, tỷ trọng chi phí cố định thấp nên ít sử dụng

đòn bẩy hoạt động kinh doanh. Phần lớn nhất trong tài sản của ngân hàng là các tài sản tài chính (chủ yếu là cho vay và chứng khoán). Một tỷ lệ tương đối

nhỏ tài sản cố định được dành cho văn phòng và trang thiết bị. Vì vậy, các ngân hàng sử dụng rất hạn chế đòn bẩy hoạt động.

+ Tài sản tài chính (công cụ nợ, công cụ phái sinh hoặc có tính chất phái sinh) chiếm tỷ trọng cao nên có thể chịu rủi ro thị trường lớn.

+ Không phân chia thành TSCĐ và TS lưu động (không có mục TSLĐ

trong bảng cân đối kế toán).

+ Vốn chủ sở hữu thấp hơn, phụ thuộc nhiều nguồn vốn vay do các chủ

thể khác cung cấp (gồm cả tiền gửi và tiền vay). Vì vậy, các ngân hàng sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính (số nhân đòn bẩy tài chính cao) nhằm nâng cao thu nhập cổ đông (lợi nhuận biên cao hơn).

+ Các khoản nợ ngắn hạn nhiều hơn, các khoản vay phi tiền gửi (vay NH khác, vay trên thị trường liên NH, vay NHNN) chiếm tỷ trọng lớn.

+ Hầu hết thu nhập bắt nguồn từ lãi cho vay và lãi chứng khoán. Khoản mục chi phí lớn nhất là chi phí trả lãi cho việc huy động vốn.

+ Hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất sinh lời của tài sản thấp hơn.

1.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Về mặt lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng kết hợp cả sáu phương pháp:

- Phương pháp phân tổ

- Phương pháp cân đối - Phương pháp so sánh - Phương pháp tỷ lệ

- Phương pháp thay thế liên hoàn - Phương pháp DUPONT

1.6.1. Phương pháp phân tổ

Là phương pháp căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thành nhiều chỉ tiêu chi tiết. Ví dụ,

khi phân tích về nợ quá hạn, căn cứ vào tiêu thức thời gian có thể chia nợ quá hạn thành: nợ từ 1 đến 90 ngày, từ 91 đến 180 ngày, từ 181 đến 360 ngày và nợ > 360 ngày hay căn cứ vào tiêu thức không gian, ta có: nợ quá hạn ở thị

trường 1 và nợ quá hạn ở thị trường 2.

1.6.2. Phương pháp cân đối

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhiều mối quan hệ

cân đối hình thành. Cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh, như một số quan hệ cân đối sau: giữa tài sản và nguồn vốn, giữa nguồn thu và nguồn chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán…

Theo phương pháp này, để tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó

đến chỉ tiêu tổng hợp chỉ cần tính chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của chính nhân tốđó mà không cần quan tâm đến nhân tố khác.

1.6.3. Phương pháp so sánh.

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và

được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính nói riêng cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên để có thể áp dụng nó cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh

được giữa các chỉ tiêu phân tích (phải có sự thống nhất nhau về không gian, thời gian, nội dung, tính chất, đơn vị tính toán..., tránh so sánh khập khễnh) và tùy vào mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh cho phù hợp. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân thời kỳ hoặc thời điểm.

* Về kỹ thuật so sánh có:

- So sánh bằng số tương đối - So sánh bằng số bình quân

* Về nội dung so sánh gồm:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành (nếu có) hoặc của một doanh nghiệp điển hình trong ngành để đánh giá chất lượng, quy mô của doanh nghiệp đang ở mức độ nào trong toàn ngành, tốt hay xấu, được hay chưa được.

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả

về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế

toán liên tiếp.

1.6.4. Phương pháp tỷ lệ.

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính (còn gọi là tỷ số tài chính). Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức, để

nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ

lẽ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tính tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)