Nội dung phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2.5.Nội dung phân tích

Luận văn sẽ xem xét, đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính VCB thông qua Báo cáo phân tích tài chính giai đoạn 2006 -2010. Báo cáo

được thực hiện vào năm 2011, với mục đích dự thảo chiến lược của VCB năm 2011-2020, được trình cho Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị.

a. Phân ch cu trúc i chính

* Phân tích sử dụng vốn – tài sản - Phân tích khái quát:

VCB đã phân tích khái quát quy mô, tăng trưởng tài sản, cơ cấu tài sản có sinh lời, chưa phân tích hoạt động cho vay và gửi trên thị trường 2. Các chỉ

tiêu phân tích chủ yếu gồm: + Tổng tài sản

+ Tổng dư nợ cho vay

+ Cơ cấu tài sản sinh lời, trong đó chú trọng đánh giá tỷ trọng cho vay/tổng tài sản.

Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng lũy kế (CAGR) tổng tài sản, tín dụng, huy động vốn từ nền kinh tế của VCB đạt tương ứng 16,47%, 27,11% và 14,62%. Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu chính hàng năm như bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng tài sản, dư nợ

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tăng trưởng tổng tài sản 22,48% 18,09% 12,53% 15,04% 20,35% Tăng trưởng dư nợ cho vay 10,97% 44,12% 15,53% 25,56% 24,85%

TĂNG TRƯỞNG TỔNG TA| I SẢN - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2007 2008 2009 2010 Năm Tỷ đô|ng 0% 5% 10% 15% 20% 25% Tổng tài sản Tăng trưởng tổng tài sản

Biểu đồ 2.3: Quy mô và tăng trưởng tổng tài sản

Tăng trưởng tổng tài sản của VCB có xu hướng chậm dần trong năm 2006-2009 và bắt đầu phục hồi mạnh trong năm 2010 TĂNG TRƯỞ NG TÍN DUNG - 50,000 100,000 150,000 200,000 2007 2008 2009 2010 năm tỷ đông 0% 10% 20% 30% 40% 50% Tín dụng Tăng trưởng Tín dụng

Biểu đồ 2.4: Quy mô và tăng trưởng dư nợ.

Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mà đỉnh cao là năm 2007, tăng trưởng tín

dụng của VCB đã chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cùng với chính

sách thận trọng trong đầu tưcủa VCB.

độ tăng của toàn ngành.

Biểu đồ 2.5:Tăng trưởng huy động, cho vay so với toàn ngành

Xem xét cơ cấu tài sản của VCB trong vòng 5 năm qua, có thể thấy tỷ

trọng tài sản có sinh lời luôn ở mức cao và đều qua các năm (trên 96%), bình quân 5 năm 2006-2010 là 96,58%. Ở các ngân hàng khác, tỷ lệ này phổ biến ở

mức dưới 90%.

Trong cơ cấu tài sản có sinh lời, cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (tại thời điểm 31/12/10 là 57,85%), tiếp đến là các khoản tiền gửi/cho vay TCTD khác, đầu tư (đầu tư các công cụ nợ, đầu tư góp vốn, …).

Biểu đồ 2.6:Cơ cấu tài sản có sinh lời

- Phân tích hoạt động tín dụng:

VCB chưa phân tích đến cơ cấu tín dụng theo cách phân tổ, chưa đánh giá đến rủi ro và chất lượng của hoạt động tín dụng Tuy có xem xét đến tỷ lệ

tiêu an toàn hoạt động, đồng thời số liệu và phân tích về nợ xấu còn hạn chế

do quá ít thông tin đựơc đề cập.

Vi dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VCB luôn trích lập đủ DPRRTD và việc sử dụng quỹ DPRRTD để xử lý nợ xấu được tiến hành rất cẩn trọng. Đây cũng là một lý do khiến tỷ lệ nợ xấu của VCB khá cao so với trung bình ngành cũng như các đối thủ lớn, đồng thời cũng khiến “mức độ dự phòng” (dư quỹ dự phòng/tổng nợ xấu) đạt trên 100%.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu an toàn hoạt động

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ nợ xấu 2,70% 3,87% 4,60% 2,47% 2,83%

Tỷ lệ quỹ dự phòng/tổng nợ xấu 80,17% 58,11% 81,97% 132,18% 113,86%

* Phân tích nguồn vốn - Huy động vốn

VCB đã phân tích khái quát quy mô, tăng trưởng huy động vốn. Việc phân tích huy động vốn tuy đã được xem xét trong mối tương quan với hoạt

động cho vay nhưng còn đơn điệu, chưa phân tích được tình hình huy động vốn trên thị trường 1 và thị trường 2, việc dẫn chứng các số liệu để đưa đến các kết luận chưa thật sự chặt chẽ và có tính thuyết phục cao.

Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng gồm: - Số dư huy động vốn

- Tỷ trọng huy động vốn trên thị trường 1 và thị trường 2

Ví dụ:

Số liệu trong vòng 5 năm qua cho thấy, tỷ trọng cho vay khách hàng trên tổng tài sản có xu hướng tăng trong khi tỷ trọng huy động vốn từ nền kinh tế

trên tổng tài sản lại có xu hướng giảm. Điều này một mặt phản ảnh quy mô hoạt động trên thị trường 1 của VCB đang dần bị thu hẹp, mặt khác cho thấy hệ số sử dụng vốn (cho vay/huy động) đang ngày càng cao hơn.

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay, huy động vốn TT 1 so với Tổng TS

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Cho vay/tổng tài sản (%) 40,53% 49,47% 50,79% 55,43% 57,50% HĐV TT 1/tổng tài sản (%) 72,22% 73,37% 72,04% 66,32% 67,75% Tăng trưởng huy động vốn 11,43% 19,98% 10,48% 5,92% 22,93%

Tăng trưởng huy động vốn từ thị trường I của VCB có xu hướng chậm dần trong năm 2006-2009 và bắt đầu phục hồi mạnh trong năm 2010, với tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế đạt ~ 23% so với năm 2009.

Tăng trưởng huy động vốn của VCB những năm qua đều thấp hơn tốc độ

tăng của toàn ngành.

TĂNG TRƯỞNG HUY ĐÔ NG VỐN

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2007 2008 2009 2010 năm tỷ đông 0% 5% 10% 15% 20% 25%

Huy động vốn Tăng trưởng Huy động vốn

Biểu đồ 2.7: quy mô và tăng trưởng Huy động vốn

- Vốn chủ sở hữu

VCB đã phân tích khái quát quy mô, tăng trưởng vốn tự có, hệ số CAR. Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng gồm:

- Vốn chủ sở hữu

- Hệ số CAR (được VCB xếp vào nhóm chỉ tiêu an toàn)

Ví dụ:

Bảng 2.4: hệ số an toàn vốn

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Hệ số CAR 9,30% 9,20% 8,90% 8,11% 9,00% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về tiêu chí đủ vốn, từ 2008 trở về trước, hệ số CAR của VCB luôn

đứng ở mức cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu của NHNN. Tuy nhiên do tài sản có rủi ro tăng mạnh (15%-20%/năm), hệ số rủi ro của nhiều khoản mục tài sản được điều chỉnh cao hơn trong khi vốn tự có tăng chậm (chủ yếu bằng lợi nhuận giữ lại tích lũy) nên trong nhiều thời điểm của năm 2009-2010, hệ

số này đã giảm xuống dưới mức tối thiểu yêu cầu. Việc thực hiện tăng vốn

điều lệ đợt 1 (9,28%) và đợt 2 (33%) trong cuối năm 2010 và đầu năm 2011

đã giúp VCB cải thiện đáng kể hệ số CAR.

b. Phân tích kh năng thanh khon

VCB mới phân tích chỉ tiêu LTD, chưa phân tích các chỉ tiêu về: Hệ số

tài sản lỏng, Tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn, Tỷ lệ khả năng chi trả, Tỷ lệ vốn ngắn hạn/Dư nợ vay trung dài hạn. Việc phân tích này còn sơ

sài.

Ví dụ:

Hệ số sử dụng vốn huy động để cho vay của VCB ở mức tương đối thấp trong nhiều năm liền trước khi bắt đầu tăng mạnh trong năm 2009 chủ yếu là do huy động vốn tăng trưởng thấp trong khi dư nợ cho vay tăng cao.

Bảng 2.5: Chỉ tiêu LTD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ dư nợ cho vay/HĐV 56,13% 67,42% 70,50% 83,57% 84,88%

c. Phân ch hiu quả

* Phân tích thu nhập, chi phí

VCB đã phân tích về cơ cấu thu nhập, xem xét môi tương quan giữa chi phí và thu nhập, để làm rõ sự thay đổi của lợi nhuận Các chỉ tiêu được sử

dụng:

- Thu nhập từ lãi, tỷ trọng thu nhập ròng từ lãi/Tổng thu nhập

- Thu nhập hoạt động ngân hàng/tổng thu nhập của tập đoàn

Ví dụ:

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu thu nhập

Về cơ cấu thu nhập, so với các NHTM Nhà nước, VCB có cơ cấu thu nhập tương đối đa dạng hơn. Tuy nhiên so với các NHTM cổ phần khác, tính

đa dạng trong cơ cấu thu nhập của VCB lại thấp hơn.

Trong 5 năm qua, cơ cấu thu nhập của VCB không có nhiều thay đổi, thu nhập ròng từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng chi phối, tiếp đó là đóng góp từ thu dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động đầu tư của VCB tương đối hiệu quả so với các ngân hàng khác, thu nhập từ hoạt động này đóng góp từ 2-4% tổng thu hàng năm của VCB; và hiệu suất đầu tư (tính trên vốn đầu tư bình quân) đạt ~ 20%/năm.

Bảng 2.6: Cơ cấu thu nhập

Cơ cấu thu nhập VCB (%) 2006 2007 2008 2009 2010 Thu ròng từ lãi 72,18% 65,53% 74,07% 69,98% 71,05% Thu ròng về phí (dịch vụ) 10,36% 11,88% 8,85% 10,65% 12,29% Thu ròng về kinh doanh ngoại tệ 5,16% 5,79% 10,67% 9,88% 4,88% Thu ròng vềđầu tư 1,91% 2,95% -3,13% 3,84% 2,48% Thu ròng khác 3,03% 4,16% 6,15% 4,26% 4,27%

nhập khá tích cực. Tuy nhiên, qua số liệu lịch sử 5 năm qua, có thể thấy cơ

cấu thu nhập của VCB không có nhiều thay đổi. Thu từ lãi vẫn chiếm tỷ

trọng lớn (~ trên 70%). Trong khi đó, cơ cấu thu nhập của các NHTM khác ngày càng chuyển biến tích cực hơn. Tỷ trọng thu từ phí, thu đầu tư của các NHTM khác, nhất là các NHTM cổ phần khá lớn, giá trị tuyệt đối cũng cao, … Năm 2010, thu ròng từ phí của CTG, BIDV đã vượt, ACB và STB cũng gần đuổi kịp VCB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu thu nhập VCB-CTG-ACB-STB năm 2009

Mặc dù định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn nhưng hiện tại, thu nhập chính của tập đoàn vẫn đến từ hoạt động của NHTM, tỷ trọng thu nhập của các công ty con trong thu nhập của tập đoàn còn rất thấp.

* Phân tích khả năng sinh lời

VCB đã xem xét khá kỹ các chỉ tiêu chính như ROE (còn gọi là ROAE –

tỷ suất sinh lời của VCSH bình quân), ROA (còn gọi là ROAA- tỷ suất sinh lời của tổng tài sản BQ), NIM, NNIM, việc phân tích là tương đối cụ thể, phản ánh thông tin phân tích ở nhiều khía cạnh, có sự kết hợp với các chỉ tiêu thu nhập – chi phí. Tuy nhiên, việc phân tích để tìm nguyên nhân, tác động của các nhân tố đến các chỉ tiêu này thì chưa thực hiện cụ thể bằng phương pháp Dupont.

Ví dụ:

Tốc độ tăng trưởng của VCB về doanh thu và lợi nhuận có xu hướng chậm lại trong vòng 3-5 năm qua.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng của VCB cũng ở mức thấp, tốc độ tăng chi phí có xu hướng cao hơn tốc độ tăng doanh thu (Xem biểu đồ 2.10 - Tốc độ

tăng thu nhập, chi phí hàng năm giai đoạn 2005-2010).

Biu đồ 2.10: Tc độ tăng thu nhp, chi phí hàng năm giai đon 2005-2010

Tính bình quân 5 năm giai đoạn 2006-2010, hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân của VCB đạt tương ứng 1,52% và 23,24%

Một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của VCB.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

NIM 2,59% 2,27% 3,27% 2,82% 3,02%

Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi 27,82% 34,47% 25,93% 30,02% 28,95% Tỷ lệ chi phí quản lý/tổng thu 24,41% 26,62% 29,00% 37,62% 39,44%

ROA 1,88% 1,31% 1,29% 1,65% 1,50%

ROE 29,11% 19,23% 19,74% 25,77% 22,53%

Trong suốt những năm qua, VCB luôn có quy mô lợi nhuận cao nhất trong tất cả các NHTM tại Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng cách về chỉ tiêu này so với các NHTM khác đang ngày càng bị rút ngắn lại.

Biểu đồ 2.11:so sánh EBIT của VCB với các NHTM khác

VCB hiện vẫn duy trì vị trí hàng đầu về quy mô lợi nhuận. Tuy nhiên, khoảng cách với các ngân hàng khác đang bị rút ngắn nhanh chóng. 6 tháng

đầu năm 2011, quy mô lợi nhuận của CTG thậm chí đã vượt VCB.

Biểu đồ 2.12: tỷ trọng lãi trước thuế của nhóm 6 NHTM hàng đầu năm 2008- 2010 sau đây sẽ cho thấy rõ xu

Biu đồ 2.12: T trng lãi trước thuế ca nhóm 6 NHTM hàng đầu năm 2008-2010

Về ROA, ROE của VCB cao nhất trong nhóm các NHTM Nhà nước và thuộc nhóm cao nhất trong số các NHTM cổ phần.

Một trong những lý do khiến VCB có hiệu suất sinh lời cao là do tỷ trọng vốn không kỳ hạn trong cơ cấu huy động vốn của VCB chiếm tỷ trọng tương

đối cao (bình quân ~ 25%), khiến chi phí vốn của VCB rẻ tương đối (minh họa thêm số liệu). Ngoài ra còn có một lý do khác là hệ số chi phí quản lý trên tổng thu nhập của VCB cũng ở mức thấp hơn so với trung bình ngành cũng như

nhiều ngân hàng khác (Xem đồ thị 2.14 dưới đây).

Biu đồ 2.14: T l chi phí qun lý/thu nhp ca VCB so vi các NHTM khác

Tuy nhiên cần lưu ý, hệ số này có xu hướng gia tăng mạnh kể từ khi cổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phần hóa (2008) chủ yếu là do chi phí lương tăng mạnh. Đồ thị dưới đây cho thấy tỷ trọng chi phí lương trên tổng chi phí cũng như tỷ lệ chi phí lương so với tổng thu đã tăng mạnh trong năm 2009 và có xu hướng ổn định trong năm 2010.

Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của VCB chỉ tăng 9,5% so với năm 2009, trong khi đó tốc độ tăng của CTG là 52,4%, của BIDV là 30,4%, STB là 17,7%.

VCB vẫn duy trì được các chỉ tiêu hiệu quả khá tốt (ROA, ROE). Điều này có được là do một số lợi thế vốn có của VCB: chi phí vốn rẻ, hệ số chi phí (chi phí quản lý) trên thu nhập thấp, thu từ kinh doanh ngoại tệ, thu nhập từ

phí cao, … Tuy nhiên những lợi thế này đang dần mất đi. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (lãi suất thấp) tại VCB đã giảm liên tiếp từ 51% năm 2007 xuống 33,4% năm 2008, 28% năm 2009 và 24% năm 2010. Trong khi đó tỷ trọng tín dụng thể nhân (lãi suất cao) chỉ tăng tương ứng từ 9,25% lên 10,6% cùng kỳ. Hệ số chi phí/thu nhập của VCB cũng tăng cao trong 3 năm qua chủ yếu là do tăng chi phí lương, trong khi các khoản chi khác tăng thấp. Với hệ số này, xét trên một khía cạnh khác, thấp chưa hẳn đã là tốt. Nếu tăng chi có thể thúc đẩy tăng thu với tốc độ lớn hơn thì sẽ tốt hơn. Đây cũng là một vấn đềđặt ra cho công tác quản trị chi phí. Trong lĩnh vực dịch vụ cũng như kinh doanh ngoại tệ, VCB cũng đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt, thị phần doanh thu từ hai mảng kinh doanh này cũng đang có xu hướng bị co hẹp lại.

2.2.6. Sử dụng kết quả phân tích trong quản trị, điều hành

Công tác phân tích tài chính tại VCB đã được quan tâm chú trọng, được phân tích định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, hàng năm. Những báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từng tháng, từng quý, 6 tháng và tổng kết năm đã phần nào bao quát được các mảng kinh doanh chính của ngân hàng, dần tạo lập một hệ thống thông tin quản lý, giúp ích cho sự điều hành của Ban giám

đốc, các bộ phận quản lý phòng ban ngân hàng cũng nhưng phục vụ cho Hội nghị Giám đốc được tổ chức định kỳ theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 63)