6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.1.1. Định hướng phát triển của VCB giai đoạn 2011-2020
- Quản trị và duy trì tốt các chỉ tiêu tài chính, đảm bảo các tỷ lệ an toàn, minh bạch công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Không ngừng nâng cao năng lực tài chính: mức sinh lời, quy mô vốn tự
có, tỷ lệ an toàn vốn. Luôn hướng tới đáp ứng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất. Xác định lộ trình tăng vốn phù hợp.
- Chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động ngân hàng truyền thống (tín dụng và kinh doanh vốn), phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng thu nhập ngoài lãi đạt 50%.
- Tăng cường vai trò của kế toán quản trị và hệ thống thông tin quản lý phục vụ cho công tác quản trịđiều hành.
* Một số chỉ tiêu chính
- Quy mô
+ Quy mô tổng tích sản đạt ~ 50 tỷ USD vào năm 2020. + Vốn chủ sở hữu đạt ~ 5 tỷ USD vào năm 2020.
+ Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng hàng năm giai đoạn 2011-2020 tương ứng là 15%, 18%, 20%.
- Chất lượng
+ Mức sinh lời của tổng tài sản (tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân - ROA) giai đoạn 2011-2020 ~ 1,2-1,5%.
+ Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ
sở hữu + ROAE) bình quân giai đoạn 2011-2020 ~ 18-20%. + Tỷ lệ an toàn vốn (CAR): trên 10%.
+ Mức chi trả cổ tức hàng năm: 1.200 – 1.500 đồng/cp.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện phân tích tài chính
- Công tác phân tích tài chính cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu nhân sự và các công cụ thu thập thông tin, dữ liệu.
- Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tài chính phải đảm bảo xây dựng
được bộ phận chuyên trách quản lý, đảm nhận việc phân tích, phân công nhiệm vụ phân tích hợp lý, thiết lập đội ngũ nhân sự đủ chất lượng, và ban hành hệ thống các văn bản quy định quy trình thực hiện
- Cần hoàn thiện đồng bộ và phong phú phương pháp, nội dung phân tích tài chính. Để báo cáo phân tích được chất lượng thì ngoài những thông tin tài chính thì cần bổ sung những thông tin phi tài chính như: chính sách kinh tế, thông tin ngành.
- Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính đi đôi với sự nhất quán với cơ
chế chính sách của nhà nước, những quy định của NHNN.
- Hoàn thiện phân tích tài chính là việc sử dụng đa dạng các phương pháp mô hình phân tích, chỉ tiêu phân tích đểđưa ra cách nhìn nhận phân tích từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh của từng vấn đề nhằm mổ xẻ rõ ràng những thế mạnh hoặc nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
- Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, phản ánh rõ ràng chính xác, nhằm đem đến cho đối tượng sử dụng báo cáo những thông tin phân tích hữu ích.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PTTC TẠI VCB.
Để phân tích tài chính trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý thì công tác này tại VCB phải được hoàn thiện ở các mặt sau:
3.2.1. Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính.
Trong công tác phân tích BCTC, việc có nguồn dữ liệu thông tin đầy đủ
là quan trọng và tiên quyết nhất. Việc có nguồn thông tin đầy đủ và kịp thời sẽ giúp nhà phân tích kịp thời gửi những báo cáo phân tích sớm nhất đến các
đối tượng sử dụng báo cáo.
Việc hoàn thiện thông tin phục vụ công tác phân tích BCTC cụ thể như sau:
- Thứ nhất, chuẩn hóa nguồn dữ liệu
+ Chuẩn hóa hệ thống BCTC theo quy định của NHNN về chỉ tiêu và cách lấy số liệu đảm bảo tính thống nhất về số liệu giữa các kỳ báo cáo. Hoàn thiện hệ thống xuất báo cáo tài chính tự động bao gồm số liệu, bảng biểu, đồ
thị minh họa
+ Xây dựng hệ thống chi tiết hơn về các mảng phân tích kinh doanh như: Hệ thống thông tin quản lý về quản lý chi phí, hệ thống thông tin về quản lý tài sản nợ, có tự động.
- Thứ hai, thu thập tài liệu, phân loại và sử dụng tài liệu
+ Thu thập thêm các thông tin từ nguồn tin cậy (WB, NHNN) về tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM tương đồng về quy mô, của các NHTM có uy tín. Từđó có thể tính toán các chỉ tiêu phân tích cơ bản nhằm có sự liên hệ, so sánh VCB với các NHTM. Xác định vị thế và chỗ đứng của VCB trong ngành ngân hàng tài chính.
- Thường xuyên cập nhật các báo cáo phân tích của các tổ chức có uy tín và chất lượng để có nguồn đánh giá, so sánh, bổ sung những cách nhìn nhận phân tích về các vấn đề kinh tế ngân hàng. Từđó có thể nâng cao dần trình độ
phân tích của đội ngũ phân tích quản trị của VCB.
Khi mạng lưới hoạt động của VCB ngày càng mở rộng, thì việc thành lập thêm các bộ phận kiểm toán nội bộ khu vực, miền sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác kế toán, kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy cần thiết của các thông tin, các chỉ tiêu tài chính kịp thời, nhanh chóng.
- Thứ tư, VCB cần liên tục cập nhật và hoàn thiện hệ thống thông tin kế
toán tài chính để bắt kịp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và thông lệ tốt nhất của quốc tế nhưng không trái với pháp luật Việt Nam.
3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích
Trong việc phân tích khả năng sinh lời, VCB mới chỉ dừng lại ở việc tính toán những con số mà chưa nêu bật lên được bản chất hoặc những nguyên nhân “tạo ra” những con số đó. Ví dụ, khi tính ROA, ROE, VCB chỉ sử dụng phương pháp so sánh để xem xét chỉ tiêu tỷ suất sinh lời, dẫn đến không thấy
được mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng. Do đó để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh ngân hàng đồng thời thiết lập kế
hoạch lợi nhuận trong tương lai, các nhà phân tích cần đi sâu xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời theo phương pháp Dupont. Phân tích các tỷ lệ tài chính theo mô hình Dupont là công cụ hữu ích nhất và hiệu quả nhất để hiểu rõ bản chất của các chỉ số tài chính cũng như
mối liên hệ giữa chúng và sựảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh Kết hợp phương pháp phân tích thay thế liên hoàn và mô hình Dupont để
phân tích sâu hơn chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh ROA, ROE. Chẳng hạn, với những dữ liệu đã cho trong ví dụ phân tích đã nêu ở chương 2, có thể
Bảng 3.1: Mối quan hệ của ROE với các nhân tố theo mô hình DUPONT 2009 2010 ROE= ROA x (TỔNG TS/TỔNG VCSH) 25,77% 22,53% Trong đó: - ROA 1,65% 1,50% - Tổng TS/tổng VCSH 1.559,79% 1.496,95% ROE= NPM x AU x EM 25,77% 22,53% Trong đó:
- Tổng thu từ hoat động (triệu đồng) 18.583.569 24.563.941
- A= Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) 24,88% 19,63%
- B= Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản (AU) 6,64% 7,66%
- C= Tỷ trọng vốn chủ sở hữu (EM) 1.559,45% 1.496,95%
Bảng 3.2: Chi tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Năm 2010/Năm 2009 A = A1BoCo -AoBoCo -0,0543 B = A1B1Co -A1BoCo 0,0312 C = A1B1C1 -A1B1Co -0,0094 ROE = A + B + C -0,0324 Nhận xét: Trong năm 2009, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,2577 đồng lợi nhuận thì năm 2010, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,2253 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,0324 đồng do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Do nhân tố Tỷ lệ sinh lời hoạt động giảm làm khả năng tạo lợi nhuận của VCSH giảm 0,0543 đồng. Mặc dù cơ cấu thu nhập từ tất cả các hoạt động năm 2010 đều tăng so với năm 2009 nhưng do tốc độ tăng chi phí có xu hướng
cao hơn tốc độ tăng doanh thu, mà chủ yếu là chi phí tiền lương tăng cao đã ảnh hưởng không tốt đến khả năng tạo lợi nhuận của VCSH. Vì vậy, VCB cần có giải pháp để nâng cao nâng năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên cho tương xứng với tiền lương chi trả.
- Do nhân tố Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản tănglàm khả năng tạo lợi nhuận của VCSH tăng 0,0312 đồng. Điều này chứng tỏ các danh mục đầu tư của VCB đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, mang lại hiệu quả
sinh lời cao hơn. Hiệu quả sử dụng tài sản tăng cũng đã phản ánh đúng với
mục tiêu phát triển thận trọng, an toàn, hiệu quả của VCB trong các năm gần
đây. Và đây cũng là thành công bước đầu của VCB khi liên tục hoàn thiện và
không ngừng nâng cao chính sách quản lý rủi ro về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
- Do nhân tố Tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm làm khả năng tạo lợi nhuận của VCSH giảm 0,0094 đồng. Trong năm 2010 mặc dù tốc độ tăng trưởng huy động vốn của VCB là khá ấn tưởng 22,93%, mức tăng cao nhất từ năm 2006 - 2010 nhưng đòn bẩy tài chính của VCB đã làm giảm tỷ suất sinh lợi VCSH. Điều này là do đợt tăng vốn (9,28%) cuối năm 2010 để góp phần tăng hệ số CAR.
Bảng 3.3 Quy mô và tăng trưởng VCSH
Nội dung 2009 2010
Vốn chủ sở hữu (tỉđồng) 16.710 20.669 Tăng trưởng Vốn chủ sở hữu 19,82% 23,69%
Tuy mức độ tác động là rất ít nhưng việc tăng vốn cũng đặt ra áp lực về
3.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích
a. Về quản lý bộ phận phân tích:
Phân công nhiệm vụ cho một Phó Tổng giám đốc nhiệm vụ của Giám
đốc tài chính - CFO, quản lý trực tiếp bộ phận PTTC thuộc phòng tổng hợp và chế độ kế toán, có trách nhiệm phân công theo dõi thông tin từ hệ thống kế
toán, sau đó yêu cầu phân tích để chuyển hóa các thông in kế toán thành hệ
thống thông tin tài chính, làm cơ sở để lập báo cáo tình hình tài chính, hoạch
định chiến lược tài chính và tiến hành tổ chức thực hiện chiến lược tài chính khi đã Tổng giám đốc phê duyệt.
b. Về phân công nhiệm vụ, quy trình thực hiện:
Xác định rõ nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của từng đối tượng tham gia công tác phân tích sẽ gúp phân nâng cao chất lượng của báo cáo, cụ thể như sau:
- Thứ nhất: Thu thập những thông tin tài chính của VCB
Phòng tổng hợp và chế độ kế toán HO lập và chiu trách nhiệm về tính chính xác và kịp thời của thông tin trên các báo cáo tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán (toàn ngân hàng)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (toàn ngân hàng và từng CN) +Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hệ thống)
+ Bản thuyết minh BCTC (hệ thống)
- Thứ hai: Thu thập thông tin liên quan từ các nguồn khác để làm cơ sở
cho việc đối chứng, so sánh, đánh giá sự tương quan về tình hình tài chính của VCB với các ngân hàng bạn.
Phòng tổng hợp và phân tích tiến hành thu thập thêm thông tin kinh tế vĩ
mô, tài chính tiền tệ thế giới, Việt Nam thông qua qua các trang web chính thống như Ngân hàng nhà nước, Reuter, WB, Bloomberg. Số liệu chi tiết về
rủi ro. Các BCTC của NHTM khác, các báo cáo phân tích của chuyên gia hay NHTM khác..
- Thứ ba: Xử lý nguồn dữ liệu đó bằng các công cụ thích hợp có thể.
- Thứ tư: Tiến hành phân tích tài chính. Trong quá trình phân tích nếu có những vấn đề chưa rõ ràng, cụ thể thì sẽ liên hệ với các bộ phận liên quan
để tìm hiểu, thuyết minh.
- Thứ năm: Sau khi phân tích, bộ phận phân tích gửi báo cáo phân tích cho giám đốc tài chính phê duyệt.
- Thứ sáu: Sau khi có phê duyệt của giám đốc tài chính bản báo cáo phân tích sẽ được gửi lên cho Tổng giám đốc để trình căn cứ đề xuất tham mưu các biện pháp kinh doanh.
3.2.4. Tổ chức tốt việc sử dụng kết quả phân tích
Với kết quả phân tích đã chỉ ra mặt mạnh, điểm yếu, mức độ xấu, tốt của các chỉ tiêu tài chính, cảnh báo các nguy cơ, đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong lương lai về tình hình tài chính của Ngân hàng, sau khi được Tổng giám
đốc phê duyệt, Giám đốc tài chính cần phải triển khai tổ chức thực hiện để
việc sử dụng kết quả phân tích có hiệu quả, cụ thể:
- Báo cáo cho Ban kiểm soát trực thuộc HĐQT để giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu tài chính xấu, có biện pháp cải thiện nó trong thời gian tới.
- Báo cáo cho Uỷ ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) để có giải pháp
điều chỉnh cơ cấu tài sản, nguồn vốn kịp thời.
- Chỉ đạo Phòng công nợ tích cực trong việc đôn đốc các chi nhánh xử lý nợ
- Chỉđạo các Phòng quản lý rủi ro nghiên cứu sửa đổi các quy định hiện hành và xây dựng, ban hành các quy định mới để quản lý rủi ro hiệu quả.
- Tham mưu cho Phòng tổng hợp và phân tích chiến lược trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp.
3.2.5. Xây dựng và tiêu chuẩn hóa nội dung phân tích áp dụng cho các chi nhánh. các chi nhánh.
Hiện nay, các chi nhánh đều phải báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh của chi nhánh cho Phòng tổng hợp và phân tích chiến lược hội sở. Tuy nhiên, do việc PTTC tại các chi nhánh còn hạn chế nên nội dung đánh giá hoạt động kinh doanh thời gian qua, cũng như hoạch định chiến lược trong giai đoạn 2011-2020 trong báo cáo chưa có sự đồng đều về
chất lượng, còn nhiều nhận định mang tính định tính, gây khó khăn trong việc
đánh giá tình hình tài chính đầy đủ, chính xác của VCB trung ương. Vì vậy, việc xây dựng và tiêu chuẩn hóa nội dung phân tích tại các chi nhánh là việc làm hết sức cần thiết, vừa hỗ trợ các chi nhánh trong quản lý, điều hành, vừa là cơ sởđể VCB trung ương đánh giá hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh.
Do quy định hạch toán kế toán của chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ
thuộc, một số khoản mục trên báo cáo tài chính của chi nhánh không thể hiện như Vốn chủ sở hữu, tài sản cố định, vay và gửi trên thị trường 2; cơ chế điều hóa vốn, mua bán vốn nội bộ; quy định về đầu tư tài chính bị hạn chế, nên nội dung phân tích tài chính của chi nhánh cũng có sự khác biệt so với nội dung phân tích của Ngân hàng VCB.
Nội dung phân tích tài chính của các chi nhánh gồm các mặt sau:
a. Phân tích về hoạt động tín dụng
- Đánh giá quy mô, thị phần, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu cho vay khách hàng trên thị trường 1 (nền kinh tế), bao gồm cá nhân và TCKT thông qua các chỉ tiêu
+ Tổng dư nợ tín dụng
+ Tốc độ tăng dư nợ tín dụng
+Tỷ trọng từng khoản dư nợ theo cách phân loại cơ cấu danh mục cho vay:
+ Thị phần cho vay
- Đánh giá rủi ro tín dụng, đánh giá chất lượng cho vay thông qua các chỉ
tiêu sau: + Tỷ lệ nợ từ nhóm 2- nhóm 5. + Biến động cơ cấu nhóm nợ + Tỷ lệ nợ xấu – NPL rate (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5).