Phân tích khả năng thanh toán của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.7.2. Phân tích khả năng thanh toán của NHTM

Khả năng thanh toán là khả năng mà ngân hàng có thể hoàn trả các khoản nợ bằng tiền và các tài sản có thể chuyển hóa nhanh thành tiền. Việc thiếu khả năng thanh toán có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có thể thể hiện trên hai mức độ:

Mức độ thứ nhất là thiếu hụt thanh khoản hay ngân hàng không có khả

năng đáp ứng ngay nhu cầu về tiền cho mọi cam kết của ngân hàng; chủ yếu là cam kết cho vay, rút tiền gửi, các khoản tiền đến hạn khác trong quá trình kinh doanh bình thường.

Mức độ thứ hai trầm trọng hơn là mất khả năng thanh toán hay vỡ nợ. Mất khả năng thanh toán là rủi ro lớn nhất khi ngân hàng không chuyển được khả năng thanh toán thành tiền khi cần nhất. Mức độ này xảy ra do NH bị lỗ

làm suy giảm vốn tự có, hay các trường hợp giá trị tài sản của NH giảm xuống hoặc do rủi ro về thiếu vốn khả dụng, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá.

Nội dung chủ yếu của việc đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng thường thông qua việc xem xét kết hợp các chỉ tiêu sau:

- Hệ số tài sản lỏng: chỉ tiêu này cung cấp thông tin về khả năng đáp

ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của khách hàng, Mức độ thanh khoản càng cao cho thấy khả năng đối phó của NH trước những cú sốc càng

lớn và ngược lại.

Tài sản thanh khoản Hệ số tài sản

lỏng = Tổng tài sản

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này đo lường mức thanh khoản của tài sản so với nguồn vốn ngắn hạn và dùng để đánh giá khả năng cân đối giữa tài sản và nợ. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn của khách hàng mà không ảnh hưởng đến thanh khoản của NH.

Tiền và TS dễ chuyển đổi thành tiền Hệ số khả năng

thanh toán nhanh = nợ ngắn hạn - Tỷ lệ khả năng chi trả

Tài sản có thể thanh toán ngay Tỷ lệ khả năng

chi trả = Tổng nợ phải thanh toán ngay

Tỷ lệ khả năng chi trả đánh giá mức độ thanh toán ngay các khoản nợ

cần phải thanh toán, đồng thời đánh giá việc chấp hành quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Theo thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN thì tỷ lệ khả

năng chi trả phải được các NHTM xây dựng mô hình đánh giá và quản lý. Việc

đảm bảo khả năng chi trả cũng được quy định rất chặt chẽ tại ngay cuối mỗi ngày làm việc, Phải đảm bảo hàng ngày theo dõi được trước toàn bộ tài sản “Có” đến hạn thanh toán của từng ngày trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ

ngày hôm sau và tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán của từng ngày trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau.

- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi - LTD Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ dư nợ cho vay so

với số dư tiền gửi = Tổng số dư tiền gửi x 100

Tỷ lệ LTD biểu hiện % các khoản cho vay của ngân hàng được tài trợ

Một sự gia tăng tỉ lệ LTD cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm”

để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng.

Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về

thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ LTD tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng.

- Tỷ lệ vốn ngắn hạn/Dư nợ vay trung dài hạn (TDH): phản ánh sự mất cân đối về kỳ hạn.

Số dư huy động ngắn hạn Tỷ lệ vốn ngắn hạn/Dư nợ vay

trung dài hạn = Tổng dư nợ cho vay TDH x 100

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)