Xây dựng và tiêu chuẩn hóa nội dung phân tích áp dụng cho các CN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.5. Xây dựng và tiêu chuẩn hóa nội dung phân tích áp dụng cho các CN

các chi nhánh.

Hiện nay, các chi nhánh đều phải báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh của chi nhánh cho Phòng tổng hợp và phân tích chiến lược hội sở. Tuy nhiên, do việc PTTC tại các chi nhánh còn hạn chế nên nội dung đánh giá hoạt động kinh doanh thời gian qua, cũng như hoạch định chiến lược trong giai đoạn 2011-2020 trong báo cáo chưa có sự đồng đều về

chất lượng, còn nhiều nhận định mang tính định tính, gây khó khăn trong việc

đánh giá tình hình tài chính đầy đủ, chính xác của VCB trung ương. Vì vậy, việc xây dựng và tiêu chuẩn hóa nội dung phân tích tại các chi nhánh là việc làm hết sức cần thiết, vừa hỗ trợ các chi nhánh trong quản lý, điều hành, vừa là cơ sởđể VCB trung ương đánh giá hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh.

Do quy định hạch toán kế toán của chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ

thuộc, một số khoản mục trên báo cáo tài chính của chi nhánh không thể hiện như Vốn chủ sở hữu, tài sản cố định, vay và gửi trên thị trường 2; cơ chế điều hóa vốn, mua bán vốn nội bộ; quy định về đầu tư tài chính bị hạn chế, nên nội dung phân tích tài chính của chi nhánh cũng có sự khác biệt so với nội dung phân tích của Ngân hàng VCB.

Nội dung phân tích tài chính của các chi nhánh gồm các mặt sau:

a. Phân tích v hot động tín dng

- Đánh giá quy mô, thị phần, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu cho vay khách hàng trên thị trường 1 (nền kinh tế), bao gồm cá nhân và TCKT thông qua các chỉ tiêu

+ Tổng dư nợ tín dụng

+ Tốc độ tăng dư nợ tín dụng

+Tỷ trọng từng khoản dư nợ theo cách phân loại cơ cấu danh mục cho vay:

+ Thị phần cho vay

- Đánh giá rủi ro tín dụng, đánh giá chất lượng cho vay thông qua các chỉ

tiêu sau: + Tỷ lệ nợ từ nhóm 2- nhóm 5. + Biến động cơ cấu nhóm nợ + Tỷ lệ nợ xấu – NPL rate (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5). + Tỷ lệ nợ có vấn đề (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và nợ đã xử lý rủi ro bằng dự phòng rủi ro). + Tỷ lệ trích lập dự phòng + Tỷ lệ xóa nợ ròng b. Phân tích v hot động huy động vn

- Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.

- Đánh giá thị phần huy động vốn trên thị trường 1 theo kỳ hạn, cơ cấu loại tiền ...

c. Phân tích tình hình thu nhp, chi phí và li nhun

- Phân tích quy mô, tăng trưởng lợi nhuận, thu nhập, chi phí trong kỳ, tỷ

trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, dịch vụ, mua bán ngoại tệ, mua bán vốn nội bộ (chi phí mua vốn xem như là chi phí huy động vốn, thu nhập từ

bán vốn xem như lãi cho vay)

- Phân tích lãi suất huy động bình quân, lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra.

- Lợi nhuận = chênh lệch thu – chi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)