6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VCB
Ngân hàng Ngoại thương được thành lập ngày 30 tháng 10 năm 1962 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động Ngân hàng Ngoại thương như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ra Quyết
định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NH Ngoại Thương trên cơ sở Quyết
định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Vietnam, tên viết tắt là Vietcombank.
Vietcombank là ngân hàng quốc doanh đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa tại Việt Nam thông qua đợt IPO được tổ chức vào tháng 12/2007.
Vietcombank đã chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.Từ sau khi cổ phần hóa, Vietcombank
đầu tư và cổ đông vềđảm bảo an toàn vốn; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ; đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh.
Ngày 30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu (với mã chứng khoán VCB) tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE). Sự kiện hơn 112 triệu cổ phiếu Vietcombank lên sàn năm 2009
được đánh giá góp phần quan trọng tạo sự sôi động và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời khẳng định cam kết của Vietcombank tiếp tục phát triển theo hướng ngày càng hiệu quả, chuẩn mực và minh bạch.
Ngày 30/09/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thỏa thuận cổ đông chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn Tài chính Mizuho (Nhật Bản) thông qua việc bán 15% vốn cổ
phần cho Mizuho. Thỏa thuận hợp tác chiến lược này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho 2 ngân hàng mà còn là minh chứng cho thấy sự quan tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường tài chính - tiền tệ cũng như tương lai phát triển của Việt Nam nói chung.
Cơ cấu cổđông
77.1% 15.0%
7.9%
NHNN Mizuho Sở hữu khác
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông
Với bề dày hoạt động nửa thế kỷ, trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước
về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Một số giải thưởng của VCB:
- Ngân hàng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng hai (1993) và Huân chương Độc lập hạng Ba (2003).
- 05 năm liên tiếp (2000-2004) Ngân hàng được tạp chí "The Banker" thuộc tập đoàn Financial Times bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm”.
- Được tạp chí EUROMONEY bình chọn là Ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam, và được tạp chí AsiaMoney bình chọn là Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp 2006-2007.
- Tháng 4/2010, Vietcombank lần thứ 2 liên tiếp được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia
- Tháng 7/2010, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí Trade Finance trao tặng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Vietcombank (đại diện duy nhất của Việt Nam) nhận được giải thưởng này.
- Ngày 07/4/2011, Vietcombank được The Asian Banker - Tạp chí hàng
đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2011”
- Ngày 10/4/2011, Vietcombank được trao biểu trưng Top Ten “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011”. Đây là năm thứ 9 liên tiếp Vietcombank nhận danh hiệu này.
- Với năng lực và uy tín của mình, tháng 09/2012, Vietcombank đã được Standard & Poor's xếp hạng định mức tín nhiệm BB-, triển vọng ổn định.