Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế trên

a. Nguyên nhân bên ngoài

- Thứ nhất, các NHTM chưa có sự nhất quán, thống nhất trong tiêu chuẩn phân loại nợ, làm cho việc so sánh tỷ lệ nợ xấu giữa các NHTM trong nước chưa chính xác,

Hiện nay, VCB thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 (theo chỉ tiêu định tính) Quyết định số 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Theo đó, VCB đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đồng thời ban hành chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử

dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Trong khi đó, còn nhiều NHTM mới

chỉ thực hiện phân loại theo điều 6 (định lượng theo thời hạn quá hạn khoản vay để xá định nợ xấu). Như vậy, sự khác nhau trong tiêu chuẩn phân loại nợ,

đã làm cho việc phản ánh bản chất thực tế của nợ xấu tại các NHTM không giống nhau, làm cho việc đánh giá, nhận định khi so sánh tỷ lệ nợ xấu giữa

các NHTM chưa thật chính xác.

- Thứ hai, Quy định cách tính Tài sản có đã điều chỉnh theo rủi ro của NHNN có sự khác biệt với tiêu chuẩn của Basel II, nên việc đánh giá sự tiệm

cận của NH trong nước với NH trong khu vực và trên thế giới chưa chuẩn.

Tài sản “có” đã điều chỉnh rủi ro theo Thông tư 13/TT-NHNN ngày

20/5/2010 của NHNN khi tính tỉ lệ CAR chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động nên chưa phản đúng ánh thực lực của NHTM khi xem xét tính

đủ vốn theo tiêu chuẩn Basel II. Do vậy, khi đánh giá, so sánh với các TCTD

khác trong khu vực sẽ khó thấy được thực lực tài chính, gây khó khăng trong việc đề ra các giải pháp phù hợp với mục tiêu tài chính đặt ra trong dài hạn

của NHTM.

- Thứ ba, Tính minh bạch trong công bố thông tin của các NHTM và

NHNN chưa cao

Việc công bố, minh bạch hóa thông tin về tình hình tài chính của các NHTM vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính kịp thời, thiếu chính xác, các thông số, chỉ tiêu tài chính được công bố còn chưa đầy đủ. Do đó, việc so sánh các

chỉ tiêu tài chính giữa các NHTM còn nhiều khó khăn.

- Thứ tư, Việc thanh tra, giám sát của NHNN còn yếu.

Các báo cáo tài chính của NHTM tuy đã được kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán hàng năm, nhưng vẫn còn nhiều nội dung mà kiểm toán không có ý kiến kết luận. Vì vậy, tình hình tài chính của các NHTM không

được phản ánh chi tiết, đầy đủ. Trong khi đó, việc thanh tra, giám sát của NHNN trong thời gian qua đã để xảy ra nhiều khoảng trống, chưa phát hiện việc báo cáo chính thiếu xác số liệu, hạch toán không đúng bản chất nội dung kinh tế của các mảng hoạt động nghiệp vụ, điển hình là các khoản tiền gửi ủy

thác đầu tư để lách trần lãi suất huy động, cho vay mua trái phiếu các doanh nghiệp nhằm đảo nợ.

- Thứ năm, NHNN chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này. NHNN chỉ kết hợp với HHNH soạn thảo tài liệu “phân tích tình hình hoạt

NHNN” và bước đầu quy định những tiêu chuẩn mang tính giới hạn trong hoạt động của các NHTM tạo cơ sở cho quá trình phân tích (, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả …) chứ chưa quan tâm nghiên cứu hình thành một phương pháp phân tích chung để hướng dẫn cho các NHTM và xây dựng một phần mềm thống nhất giúp cho các NHTM.

b. Nguyên nhân bên trong

- Thứ nhất, ngân hàng chưa xây dựng, cập nhật thường xuyên, đầy đủ

dữ liệu tài chính của các NHTM khác (Số liệu tổng hợp, số liệu chi nhánh, PGD theo từng tháng, quý, năm) để làm căn cứ đối chiếu, so sánh sự tương quan hiệu quả kinh doanh của VCB.

- Thứ hai, nhiều “trường” cơ sở dữ liệu khách hàng (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập…) còn sơ sài, thiếu tính thống nhất, chưa được cập nhật kịp thời do bộ phận thông tin khách hàng còn hạn chế về nhân lực, nhiều năm qua chưa thấy được tầm quan trọng của việc nhập liệu các trường trên vào hệ thống Core banking nên việc chiết xuất thông tin chưa đầy đủ, khó khăn làm hạn chế việc phân tổ khi phân tích.

- Thứ ba, bộ mã sản phẩm cho vay chưa hoàn thiện nên công tác thống kê còn chậm, phụ thuộc vào báo cáo số liệu của các chi nhánh. Vì thế gây khó khăn trong công tác phân tích tài chính chi tiết khách hàng vay.

- Thứ tư, công tác kế toán quản trị của VCB còn hạn chế mà một trong các lý do là chưa có hệ thống quản trị nội bộ theo đúng nghĩa của nó và hiện

đang sử dụng các công cụ tự phát triển để phục vụ công tác quản trị nội bộ. Việc thiếu một chức năng kế toán quản trị nội bộ một cách chuyên biệt là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một trong những điểm yếu chính về mặt tổ chức công tác quản trị tài chính hiện

tại của VCB. Việc thiếu hệ thống quản trị nội bộ có thể nhận thấy ngay từ việc bố trí hệ thống phần mềm kế toán hiện tại của VCB. Đối với hệ thống tài khoản kế toán, hiện tại hệ thống tài khoản sổ cái tổng hợp (GL) đang được quản lý

trên hệ thống corebanking. Ngoài chức năng quản lý tài khoản hạch toán, hệ

thống quản lý tài khoản GL hiện tại chưa hỗ trợ đầy đủ chức năng quản lý cụ

thể là hệ thống báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đặc biệt là các báo cáo mang tính dự báo trước đối với các tình huống giả định khi các yếu tố thị trường (tỷ giá,

lãi suất...) thay đổi. Các báo cáo này hiện được lập từ một hệ thống ứng dụng

khác, chưa mang tính đồng bộ và tập trung nên gây khó khăn cho cán bộ quản

lý tài khoản GL trong việc kiểm tra, đối chiếu, tra soát. Hơn nữa, các báo cáo

này chỉ được lập theo định kỳ (tháng, quý), chưa có khả năng lập báo cáo tức thời nên hiệu quả thông tin trong công tác quản trị, điều hành chưa cao. Việc

quản lý ngân sách, chi phí và lợi nhuận chưa có công cụ hỗ trợ. Căn cứ yêu cầu

quản lý phát sinh tại từng thời điểm, Ban điều hành VCB sẽ có chỉ đạo các

phòng chức năng phối hợp xây dựng yêu cầu, tiêu chí thông tin và chuyển trung tâm công nghệ thông tin thực hiện việc tập hợp số liệu cho từng đợt. Do yêu cầu phát sinh đột xuất và phải hoàn thành trong thời gian ngắn nên chất lượng số liệu chưa cao, có thể ảnh hưởng đến việc tính toán, ra quyết định.

Đối với yêu cầu quản lý dự thu, dự chi và công nợ, việc quản lý được phân chia cho từng phòng ban nghiệp vụ và quản lý không tập trung. Hơn nữa do chưa có công cụ hỗ trợ nên cách thức thực hiện của các phòng chức năng không thống nhất gây khó khăn cho việc tập hợp dữ liệu và lập báo cáo tổng hợp. Ngoài ra, để phục vụ hoạt động kinh doanh như các doanh nghiệp nói chung, NH còn phải quản lý các khoản chi phí hành chính, chi phí hoạt động trong đó có nhiều khoản mục được thực hiện dưới hình thức tạm ứng. Việc

quản lý các khoản tạm ứng được thực hiện thủ công (với công cụđơn giản như

file Excel, Word,...) nên gây khó khăn cho việc quản lý, nhắc nợ và có thể làm

ảnh hưởng đến việc kết chuyển, quyết toán tài chính cuối năm.

giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là chức năng quản lý chuyển

giá vốn nội bộ và phân bổ thu nhập - chi phí (FTP). Đây là chức năng cho

phép đánh giá, tính toán mức độ sinh lời của mỗi sản phẩm, mỗi lĩnh vực kinh doanh, mỗi chi nhánh/hội sở để biết được sản phẩm hay lĩnh vực/chi

nhánh sử dụng đồng vốn hiệu quả và đóng góp vào lợi nhuận nhiều nhất. Hiện tại, VCB mới đang xây dựng cơ chế chuyển giá vốn nội bộ trong khi nhiều NHTM khác đã thực hiện công việc này từ khá lâu. Hiện tại, kết quả

kinh doanh của các đơn vị thành viên trong VCB chưa được đánh giá một cách chính xác và vì vậy chưa thực sự tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh. Thiếu vắng hệ thống thông tin quản lý cũng khiến cho các quyết định quản lý có phần cảm tính (không dựa trên các thông tin mang tính chất định lượng) và do đó, hiệu quả quản trị chưa cao.

- Thứ năm, hạn chế của công nghệ phần mềm

Hệ thống phần mềm Siverlake - Core Banking đã không còn phù hợp với yêu cầu cung cấp và xử thông tin khách trong giai đoạn mới, việc xây dựng các Module tính các khoản mục lợi nhuận của từng khách hàng chưa thể thực hiện đầy đủ, chẳng hạn, hiện nay, VCB chỉ mới thiết lập được các Module như: lãi từ huy động vốn, lãi từ cho vay, lãi từ mua bán ngoại tệ, còn các Module: lãi từ tài trợ thương mại, lãi từ phí dịch vụ chưa thực hiện được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày thực trạng công tác phân tích tài chính tại VCB, qua đó nhận thấy công tác PTTC tại VCB còn một số hạn chế xuất phát từ

nhiều nguyên nhân, bên trong và bên ngoài ngân hàng. Đòi hỏi phải có những

giải pháp bổ sung, sửa đổi về mặt quy trình, chuẩn hóa thông tin, chỉ tiêu PTTC cho các chi nhánh, thông tin quản trị nội bộ, đánh giá ROE bằng mô

hình Dupont kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực PTTC.

Trong chương 3 tiếp theo, luận văn sẽ đưa ra định hướng phát triển của VCB giai đoạn 2011-2020, bám sát định hướng này cũng như yêu cầu hoàn thiện công tác PTTC, luận văn sẽ để xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác PTTC của VCB trên cơ sở lý luận và thực trạng đã phân tích ở các chương 1 và chương 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (full) (Trang 78)