Xuất phát từ yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 71)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

3.1.2.Xuất phát từ yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Từ đầu những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu thực sự đƣợc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng và mở cửa để tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ với các nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu đã có mức tăng trƣởng hàng năm cao và xuất khẩu đa dạng tới nhiều thị trƣờng quốc tế. Kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế toàn diện trong vòng 2 thập kỷ qua đã tạo cơ sở để hệ thống Ngân hàng tăng trƣởng và phát triển mạnh, thị trƣờng vốn cũng phát triển nhanh chóng với sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán huy động vốn dài hạn cho phát triển kinh tế. Chính sách tài khóa đƣợc thực hiện minh bạch, hoàn thiện chính sách thuế, duy trì tỷ lệ thâm hụt ngân sách hàng năm ở mức thấp. CSTT đƣợc điều hành hƣớng tới mục tiêu kiểm soát tỷ lệ lạm phát và ổn định tỷ giá đồng Việt Nam.

Năm 2006, Việt Nam đã thực hiện tự do hóa QLNH đối với các giao dịch vãng lai, đồng thời các giao dịch vốn ngày càng đƣợc mở rộng, thu hút

các luồng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đầu tƣ góp vốn mua cổ phần tại các doanh nghiệp trong nƣớc, đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng chứng khoán, các luồng vốn vay ngắn hạn và luồng vốn ODA. Đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là thị trƣờng tài chính dần đƣợc tự do hóa.

Chủ trƣơng hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣợc khẳng định tại các Nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, của Chính phủ. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đã tham gia khu vực thƣơng mại tự do AFTA, là thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế APEC và đặc biệt là gia nhập WTO năm 2007. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đòi hỏi nƣớc ta phải xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế theo đƣờng lối mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ đó không thể không xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, không thể không đề cao vai trò của pháp luật trong các mối quan hệ quốc tế. Đồng thời, quá trình hội nhập kinh tế nhanh chóng cũng dẫn tới những rủi ro, đặc biệt khi Việt Nam thực hiện quá trình tự do hóa tài chính đòi hỏi những cơ chế, chính sách quản lý hữu hiệu, Nhà nƣớc cũng cần có công cụ cần thiết nhằm duy trì sự ổn định vĩ mô, tạo điều kiện để nền kinh tế tăng trƣởng bền vững.

Nhìn nhận từ góc độ kinh tế vĩ mô hiện nay, nền kinh tế vẫn duy trì đà tăng trƣởng, lạm phát có xu hƣớng giảm rõ rệt, nhập siêu giảm, Dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc ở mức khá cao, cán cân thanh toán thặng dƣ, thu ngân sách tăng lên, tiềm lực phát triển kinh tế ở thị trƣờng nội địa khá lớn, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, chính trị - xã hội ổn định, CSTT thắt chặt nhƣng đƣợc điều hành linh hoạt, các NHTM có khả năng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, lòng tin của ngƣời dân đối với VND đã tăng lên. Trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới ngày càng tham gia mạnh mẽ vào thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế, QLNH là một mảng chính sách không thể thiếu đƣợc, bởi hội nhập quốc tế

đem lại nhiều cơ hội nhƣng cũng đặt ra nhiều thách thức và luôn tiềm ẩn những rủi ro do những thay đổi của môi trƣờng kinh tế thế giới. Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, chính sách QLNH của Việt Nam đã có những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trƣờng kinh tế trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, hệ thống QLNH vẫn còn nhiều hạn chế và cần phải hoàn thiện để đảm bảo hỗ trợ các chính sách vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế bền vững.

Do đó, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về QLNH một mặt đáp ứng với đòi hỏi hình thành một môi trƣờng pháp lý cho mở cửa và hội nhập, mặt khác đáp ứng yêu cầu thiết lập cơ sở pháp lý cho hoạt động ngoại hối và QLNH. Yêu cầu đặt ra là cần phải xây dựng, chỉnh sửa các quy định về ngoại hối, QLNH của Việt Nam trong các văn bản quy phạm pháp luật một cách đồng bộ, thống nhất, tập trung, minh bạch, từng bƣớc bắt nhịp và phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với xu hƣớng chung của các nƣớc.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về QLNH góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, nghĩa là đảm bảo cho hệ thống tài chính ổn định lâu dài, có khả năng tiếp nhận sự di chuyển của các luồng vốn quốc tế trên cơ sở các luồng vốn đƣợc thu hút một cách hợp lý, sử dụng hiệu quả và đảm bảo an toàn khả năng hoàn trả kết hợp với việc đảm bảo quốc gia có một cán cân thanh toán quốc tế bền vững, tỷ giá hối đoái ổn định và dự trữ ngoại hối đáp ứng yêu cầu dự phòng kinh tế; đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hệ thống tài chính còn ở trình độ thấp, khả năng về vốn và năng lực quản trị, kiểm soát rủi ro của các tổ chức tài chính, các tổ chức kinh tế còn hạn chế, cán cân thƣơng mại luôn nhập siêu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lƣợng tăng trƣởng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh thấp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 71)