Kinh nghiệm quản lý ngoại hối của NHTW Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 25)

Hệ thống QLNH ở Hàn Quốc đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở của 3 bộ luật có liên quan đến ngoại hối đó là: Luật QLNH, Luật Thƣơng mại quốc tế và Luật Khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài. Các bộ luật này quy định những nguyên tắc cơ bản để có thể áp dụng linh hoạt cho phù hợp với tình

hình cụ thể của từng thời kỳ, đồng thời quản lý mọi hoạt động liên quan đến ngoại tệ và ngoại hối của các cá nhân, doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài hoạt động trên lãnh thổ Hàn Quốc và các quan hệ thƣơng mại quốc tế của Hàn Quốc:

Luật QLNH (ban hành từ năm 1980) quản lý và chi phối toàn bộ các hoạt động liên quan đến ngoại hối, kiều hối và ngoại tệ: quy định chế độ tỷ giá hối đoái, các giao dịch ngoại hối, cơ chế tập trung ngoại hối, trả và thu ngoại hối, gồm cả giao dịch nợ và có, việc chuyển ngoại hối, kinh doanh ngoại hối… đồng thời quy định việc kinh doanh ngoại hối cũng nhƣ trách nhiệm của những cơ quan QLNH.

Luật Thƣơng mại quốc tế đƣa ra với mục đích thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cân bằng cán cân thƣơng mại, tăng tỷ lệ buôn bán quốc tế thông qua việc xúc tiến các giao dịch thƣơng mại và hình thành môi trƣờng buôn bán bình đẳng. Chức năng chính của Luật này là quy định việc lƣu chuyển hàng hóa, đồng thời gắn liền với lƣu chuyển tiền tệ.

Luật Khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài khuyến khích việc đầu tƣ từ nƣớc ngoài và giới thiệu công nghệ mới vào Hàn Quốc, đồng thời quản lý việc sử dụng vốn và công nghệ một cách hiệu quả.

Tại Hàn Quốc, Bộ Tài chính là cơ quan thay mặt Chính phủ định ra các chính sách về QLNH, bên cạnh còn có Cục dịch vụ và giám sát tài chính (FSC) để giám sát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tài chính và các TCTD. NHTW Hàn Quốc thực hiện việc quản lý các giao dịch ngoại hối của các tổ chức có hoạt động ngoại hối, các Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài mới đƣợc phép kinh doanh ngoại hối với thị trƣờng ngoại hối liên ngân hàng.

Trƣớc những năm 1980, quy chế về QLNH của Hàn Quốc rất chặt, chỉ từ sau năm 1980 quy chế này mới đƣợc mở rộng dần cùng với sự mở cửa và mở rộng các quan hệ đối ngoại của Hàn Quốc thông qua việc tự do hóa các giao dịch vãng lai và một phần giao dịch vốn. Đến năm 1998, Hàn Quốc bùng

nổ khủng hoảng tài chính, Hàn Quốc đã gần nhƣ tự do hóa các giao dịch về vốn và áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi; các hạn chế về hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài vào các cổ phiếu Hàn Quốc đƣợc xóa bỏ, thị trƣờng trái phiếu và thị trƣờng tiền tệ Hàn Quốc gần nhƣ đƣợc mở cửa hoàn toàn. Cũng vào giai đoạn này, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu lên kế hoạch tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vốn, mặc dù trƣớc đó (vào những năm 1980) Hàn Quốc còn thực hiện chế độ tỷ giá cố định gắn chặt với đồng đô la Mỹ và các giao dịch cán cân vãng lai đƣợc thực hiện bằng đô la Mỹ sau đó mới áp dụng chế độ tỷ giá gắn với hàng hóa. Với cơ chế tỷ giá này, Hàn Quốc đã kiểm soát đƣợc chặt chẽ các biến động của đồng Won với các đồng tiền khác. Năm 1990, Hàn Quốc áp dụng chế độ tỷ giá bình quân gia quyền ở thị trƣờng ngoại hối liên ngân hàng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Won và đô la Mỹ đƣợc tính theo tỷ lệ bình quân gia quyền của các khối lƣợng ngoại hối và tỷ giá giao dịch ngày hôm trƣớc trên thị trƣờng ngoại hối liên ngân hàng. Tỷ giá các loại tiền ngoài đô la Mỹ đƣợc tính chéo qua đồng đô la Mỹ. NHTW Hàn Quốc can thiệp vào thị trƣờng ngoại hối chủ yếu qua việc chỉ định các ngân hàng mua vào hoặc bán ra ngoại tệ, trừ trƣờng hợp đặc biệt mới tham gia mua bán trên thị trƣờng ngoại hối liên ngân hàng.

Việc quản lý ngoại tệ trên tài khoản ở Hàn Quốc rất chặt chẽ, đƣợc phân loại theo đối tƣợng cƣ trú và không cƣ trú, khi mở tài khoản ngoại tệ đều phải chứng minh nguồn gốc ngoại tệ. Tuy nhiên, sau những năm 1980, quy chế này đƣợc mở rộng chỉ giữ lại hạn mức và số lƣợng phân theo đối tƣợng. Cũng nhƣ các nƣớc, Hàn Quốc cũng khống chế lƣợng ngoại tệ đƣợc mang theo ngƣời khi xuất nhập cảnh (10.000 USD). Các giao dịch vãng lai về thanh toán xuất nhập khẩu ở Hàn Quốc là không hạn chế tuy nhiên phải báo cáo với NHTW, đồng thời NHTW chỉ khống chế thanh toán phí hàng hóa của các cá nhân.

Riêng với các giao dịch về vốn: Hàn Quốc cho phép đầu tƣ nƣớc ngoài với hầu nhƣ tất cả các lĩnh vực (trừ một số ngành). Trƣớc đây, để hạn chế ngoại tệ trong nƣớc chảy ra ngoài, Hàn Quốc cũng đã đƣa ra quy chế đối với vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là lƣợng rút vốn phải nhỏ hơn lƣợng vốn đầu tƣ cộng với lãi đƣợc chia sau khi đã đóng thuế đầy đủ. Tuy nhiên, gần đây, để tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, quy chế này đến nay không còn áp dụng nữa và cũng không khống chế số lƣợng ngoại tệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Hàn Quốc cũng cho phép cá nhân đƣợc gửi ngoại tệ ở nƣớc ngoài để thanh toán nhƣng với một số lƣợng nhất định (5000 USD), các doanh nghiệp cũng đƣợc gửi ngoại tệ ở nƣớc ngoài nhƣng với một số lƣợng lớn hơn (5.000.000 USD). Hàn Quốc cho phép ngƣời không cƣ trú vay bằng ngoại tệ với số lƣợng lên tới 10.000.000 USD. Để phát triển thị trƣờng chứng khoán, Hàn Quốc cho phép ngƣời nƣớc ngoài trực tiếp đầu tƣ vào cổ phiếu nhƣng có những hạn chế nhất định. Hiện nay khống chế này là tổng tỷ lệ % cổ phiếu tối đa ngƣời nƣớc ngoài nắm giữ, đối với các doanh nghiệp tƣ nhân là 100%, nhƣng đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc là 30%. Mặc dù vậy, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phải đăng ký với Bộ Tài chính và mở tài khoản tiền gửi ở một ngân hàng ngoại hối. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc chuyển vốn và lợi nhuận về nƣớc một cách tự do. Đến năm 1985, Hàn Quốc cho phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhƣng có giới hạn trần, tuy nhiên đến năm 1996 giới hạn này đã đƣợc bãi bỏ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 25)