Những bất cập của pháp luật về QLNH của NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 73 - 75)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

3.1.3.Những bất cập của pháp luật về QLNH của NHNN Việt Nam

Pháp luật về QLNH và hoạt động ngoại hối trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định, một số quy định chồng chéo hoặc không thống nhất, không rõ ràng về chủ thể, đối tƣợng và định hƣớng mô hình quản lý. Hiện

nay, các văn bản dƣới luật về QLNH đƣợc ban hành dƣới hình thức Nghị định của Chính phủ và NHNN ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều Bộ, Ngành cũng có thẩm quyền ban hành một số văn bản có nội dung liên quan tới ngoại hối. Việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến ngoại hối của một số Bộ, Ngành và cơ chế phối kết hợp quản lý nhà nƣớc về ngoại hối và hoạt động ngoại hối còn nhiều chỗ, nhiều nơi có hiện tƣợng chồng chéo, không đồng bộ, không nhất quán gây khó khăn trong quản lý hoạt động ngoại hối; đồng thời có tác động ảnh hƣởng tới việc quản lý và điều hành CSTT của NHTW, đến tỷ giá và thị trƣờng ngoại tệ. Ví dụ nhƣ việc Ngân sách Nhà nƣớc nắm giữ ngoại tệ và sử dụng ngoại tệ đã làm phân tán nguồn ngoại tệ, làm ảnh hƣởng tới chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế, không phù hợp với thông lệ quốc tế và gây ảnh hƣởng không nhỏ tới cung cầu ngoại tệ và điều hành hoạt động của NHTW.

Xu hƣớng chung của nhiều nƣớc hiện nay là tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động của các tổ chức tài chính và thị trƣờng ngoại hối, đặc biệt kể từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 đến nay. Nƣớc ta là một nƣớc đang trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN, cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển, trong thời gian trƣớc mắt, Việt Nam vẫn cần duy trì quản lý nhà nƣớc về ngoại hối. Vì vậy, cần phải hoàn chỉnh chính sách QLNH, cơ chế quản lý hoạt động ngoại hối trong nền kinh tế. Đặc biệt, phải bổ sung, chỉnh sửa nội dung ngoại hối và QLNH trong Luật, thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của NHNN trong việc quản lý thống nhất về ngoại hối.

Đồng thời, để pháp luật về QLNH trở thành công cụ đắc lực của NHNN để điều tiết vĩ mô hoạt động ngoại hối thì phải đảm bảo đƣợc hai yêu cầu: tính hợp lý về mặt lý thuyết và tác động tích cực của pháp luật về QLNH tới đời sống kinh tế xã hội cũng nhƣ tới hoạt động kinh tế đối ngoại. Trƣớc tiên, phải hiểu rõ về mặt lý thuyết và tính hợp lý của hệ thống pháp luật về

QLNH trong đó chính sách tỷ giá là nền tảng, đồng thời phải thấy đƣợc tác động của pháp luật về QLNH hiện hành lên tổng thể nền kinh tế quốc dân thông qua thế cân bằng trong kinh tế đối ngoại và đối nội, lúc đó mới có thể có đƣợc hệ thống pháp luật về QLNH hợp lý, đúng đắn, phù hợp với điều kiện phát triển trong từng thời kỳ.

3.2. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 73 - 75)