THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
3.2.2.1. Sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ngoại hối năm
Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, bổ sung phải đáp ứng đƣợc một số yêu cầu cơ bản là:
Mục tiêu của Pháp lệnh Ngoại hối phải đƣợc xác định thật rõ ràng, cụ thể với nội dung “xóa bỏ những can thiệp mang tính hành chính đơn thuần để dần dần hƣớng tới tự do hóa trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn” để đảm bảo các quy định trong Pháp lệnh Ngoại hối đầy đủ, toàn diện và có tính khả thi cao. Đây là mục tiêu hàng đầu, quan trọng nhất mà Pháp lệnh Ngoại hối cần phải hƣớng tới.
Pháp lệnh Ngoại hối cần xây dựng theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế và với trình độ phát triển cũng nhƣ thực tế nền kinh tế Việt Nam. Nội dung cơ bản của Pháp lệnh Ngoại hối cũng phải phù hợp với một số quy định của IMF; thể hiện rõ lập trƣờng tự do hóa các giao dịch vãng lai, từng bƣớc tự do hóa các giao dịch vốn, hạn chế dần và trong tƣơng lai gần có thể giảm hẳn tình trạng đô la hóa, mở cửa thị trƣờng ngoại hối, nâng cao khả năng chuyển đổi của VND.
Theo đó, các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung trong Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 là:
Thứ nhất, liên quan đến hoàn thiện phƣơng án đơn giản hóa thủ tục hành chính:
- Hoạt động xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của TCTD đƣợc phép: Bổ sung quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Ngoại hối về cơ chế cấp phép hoạt động xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của TCTD, nhằm tăng cƣờng công tác
quản lý hoạt động này, hạn chế rủi ro và có cơ sở nắm bắt, theo dõi, đánh giá chính xác cung cầu ngoại tệ tiền mặt của hệ thống các TCTD.
- Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nƣớc ngoài (đối với ngƣời cƣ trú là cơ quan nhà nƣớc, đơn vị lực lƣợng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, Quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam): Bổ sung quy định tại Điều 23 Pháp lệnh Ngoại hối về việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nƣớc ngoài của các đối tƣợng nêu trên nhằm kiểm soát nguồn ngoại tệ chuyển ra nƣớc ngoài và ngăn chặn chuyển tiền bất hợp pháp.
Thứ hai, liên quan đến chỉnh sửa các quy định của Pháp lệnh Ngoại hối:
Đối với giao dịch vãng lai
- Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân: Tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 24 Pháp lệnh Ngoại hối quy định: Ngƣời cƣ trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt đƣợc sử dụng cho các mục đích cho, tặng, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, rút ngoại tệ tiền mặt để cất giữ, mang theo ngƣời. Quy định này không phù hợp với mục tiêu hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế và tạo ra nguồn ngoại tệ tiền mặt trôi nổi khó tập trung vào hệ thống ngân hàng. Vì vậy, cần chỉnh sửa theo hƣớng hạn chế sử dụng ngoại tệ tiền mặt trong nền kinh tế.
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán vãng lai: Tại Điều 10 Pháp lệnh Ngoại hối quy định khá thông thoáng việc lựa chọn đồng tiền thanh toán giao dịch vãng lai gây khó khăn trong kiểm soát và tạo ra kẽ hở để các tổ chức lợi dụng chênh lệch tỷ giá. Do đó, cần chỉnh sửa theo hƣớng quy định cụ thể các đồng tiền đƣợc sử dụng trong thanh toán vãng lai.
- Sử dụng tiền của nƣớc có chung biên giới: Sửa đổi Điều 26 Pháp lệnh Ngoại hối theo hƣớng: Việc sử dụng đồng tiền của nƣớc có chung biên giới thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam nhằm tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm soát đồng tiền của các nƣớc có chung biên giới và có cơ
sở phân tích, đánh giá, điều chỉnh chính sách đối với các đồng tiền này khi cần thiết.
Đối với hoạt động kinh doanh vàng
Bổ sung đầy đủ chức năng quản lý nhà nƣớc của NHNN đối với hoạt động kinh doanh vàng theo Luật NHNN năm 2010 làm cơ sở để NHNN triển khai thực hiện công tác quản lý hoạt động của thị trƣờng vàng, góp phần ổn định thị trƣờng ngoại tệ trong nƣớc và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tách bạch rõ ràng đối tƣợng quản lý và cơ chế quản lý đối với vàng hàng hóa và vàng tiền tệ theo hƣớng kiểm soát chặt chẽ và hạn chế đối với kinh doanh vàng mang tính chất tiền tệ, xây dựng các điều kiện rõ ràng, minh bạch đối với các loại hình kinh doanh vàng mang tính chất hàng hóa.
Đối với giao dịch vốn
- Vay nƣớc ngoài của cá nhân: xem xét hạn chế đối tƣợng ngƣời cƣ trú là cá nhân thực hiện vay nƣớc ngoài tại Pháp lệnh Ngoại hối vì cho phép cá nhân vay vốn nƣớc ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ, yếu tố rủi ro. Đồng thời, địa vị pháp lý của cá nhân không đảm bảo tính pháp lý thực hiện nghĩa vụ vay và trả nợ đối với các khoản vay nƣớc ngoài.
- Quy định về đầu tƣ gián tiếp vào Việt Nam: Pháp lệnh Ngoại hối quy định khá thông thoáng đối với lĩnh vực nhiều rủi ro này, do đó, cần xem xét bổ sung các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp kiểm soát luồng vốn gián tiếp vào/ra hạn chế rủi ro có khả năng gây bất ổn thị trƣờng trong nƣớc.
- Quy định về đầu tƣ ra nƣớc ngoài: Pháp lệnh Ngoại hối chƣa quy định rõ các đối tƣợng, hình thức và phạm vi đầu tƣ ra nƣớc ngoài và lộ trình kiểm soát, quản lý của nhà nƣớc đối với từng loại dòng vốn này. Vì vậy, cần: (i) chỉnh sửa Pháp lệnh Ngoại hối theo hƣớng phân tách cơ chế quản lý đối với đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp; (ii) Đối với đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài
vì mang tính mạo hiểm và rủi ro cao, khó kiểm soát nền cần phải hạn chế hình thức đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài.
Đối với kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của các NHTM
Bổ sung quy định về quản lý đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của các NHTM đầy đủ, thống nhất với quy định tại Luật các TCTD năm 2010.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ đƣợc các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ, du lịch, kiều hối nhƣng lại phải đảm bảo đƣợc chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện đƣợc mục tiêu của CSTT. Trong thời gian qua, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi quan trọng, một số quy định đã thông thoáng hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối.
Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ Option nhƣng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá nhự Forward, Swap, Future, Option đã đƣợc sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD.
NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trƣờng của Việt Nam hiện nay để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM.
Đối với quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nƣớc:
Pháp lệnh Ngoại hối cần đƣợc chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung để đảm bảo thống nhất với Luật NHNN năm 2010 về việc sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nƣớc.
Kể từ khi hình thành vào năm 1991 đến nay, Dự trữ ngoại hối nhà nƣớc của Việt Nam đƣợc Chính phủ giao NHNN quản lý luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn lực để thực thi CSTT quốc gia, chính sách tỷ giá, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nƣớc. Dự trữ ngoại hối là một hạng mục tài sản Có trong Bảng cân đối của NHNN Việt Nam và đƣợc coi là một tài sản bảo đảm cho giá trị tiền trong lƣu thông. Quỹ Dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là để can thiệp thị trƣờng ngoại hối nhằm ổn định giá trị đồng tiền thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với các TCTD. Quỹ Dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc đƣợc quản lý dƣới nhiều hình thức nhƣ tiền gửi, đầu tƣ vào trái phiếu Chính phủ các nƣớc G7 để đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ của nền kinh tế, vừa để sinh lời, đảm bảo giá trị của Quỹ. Do đó, Luật NHNN năm 2010 đã quy định NHNN Việt Nam quản lý quỹ Dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc theo quy định của Chính phủ. Quy định này phù hợp với pháp luật hiện hành về QLNH. Trong trƣờng hợp việc sử dụng Dự trữ ngoại hối làm thay đổi dự toán Ngân sách nhà nƣớc thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc.