Ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QLNH.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 83 - 86)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

3.2.2.2. Ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QLNH.

quan đến QLNH.

Giải pháp lâu dài để QLNH một cách hiệu quả là tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về QLNH nhằm tạo tính đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về QLNH, tạo hành lang pháp lý bền vững, bảo đảm hài hòa các lợi ích xã hội và phù hợp với quy luật thị trƣờng trong công tác quản lý nhà nƣớc về ngoại hối, đồng thời phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực QLNH, đặc biệt là các cam kết gia nhập WTO. NHNN cần triển khai việc nghiên cứu, rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp lý về QLNH hiện hành để có kế hoạch bổ sung, chỉnh sửa theo hƣớng: Điều chỉnh các nội dung quy định về QLNH và hoạt động ngoại hối

theo hƣớng giảm dần các thủ tục hành chính, cấp phép, từng bƣớc nới lỏng các hạn chế theo định hƣớng trung - dài hạn về QLNH; điều chỉnh các quy định cho phù hợp trình độ phát triển của nền kinh tế và với các cam kết quốc tế, yêu cầu hội nhập; chuẩn hóa các quy định về QLNH theo thông lệ quốc tế.

Cùng với việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ngoại hối, các văn bản pháp luật khác có liên quan cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo sự thống nhất giữa Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hƣớng dẫn, cụ thể:

- Sửa đổi các quy định về tiền tệ, ngoại hối đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với tinh thần thông thoáng nhất, tự do hóa thị trƣờng giao dịch ngoại hối để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có điều kiện thuận lợi khi mua bán ngoại tệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các quy định về thanh toán xuất, nhập khẩu thƣơng mại, dịch vụ, thu nhập, chuyển tiền một chiều cần đƣợc chi tiết, cụ thể hơn và thể hiện rõ hơn cơ chế tự do chuyển đổi ngoại tệ, thông thoáng trong thanh toán để tạo thuận lợi cho các chu chuyển hàng hóa, dịch vụ; có các hƣớng dẫn đối với các giao dịch mới phát sinh ở Việt Nam nhƣ thƣơng mại điện tử, chuyển giao công nghệ, bản quyền, sử dụng và thanh toán thẻ.

- Chỉnh sửa các quy định về việc thanh tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm việc sử dụng đồng ngoại tệ trong thanh toán trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả cao trong công tác quản lý; các chế tài, thiết chế xử lý vi phạm cần đƣợc quy định rõ, chi tiết, minh bạch kết hợp với phân cấp quản lý rõ ràng, đồng bộ trên cơ sở gắn với trách nhiệm trực tiếp, thay đổi các chế tài cho phù hợp với giai đoạn hiện tại nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh ngoại tệ.

Đồng thời, NHNN cần khẩn trƣơng ban hành hoặc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, minh bạch và có tính khả thi cao đối với hoạt động QLNH. Cụ thể là:

- Ban hành các Thông tƣ hƣớng dẫn về QLNH, bao gồm: (1) Thông tƣ hƣớng dẫn QLNH đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, (2) Thông tƣ hƣớng dẫn QLNH đối với hoạt động đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài, (3) Thông tƣ hƣớng dẫn thanh toán trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ Việt Nam – Trung Quốc, (4) Thông tƣ hƣớng dẫn về QLNH đối với hoạt động vay và trả nợ nƣớc ngoài, (5) Thông tƣ hƣớng dẫn về QLNH đối với hoạt động cho vay và thu hồi nợ nƣớc ngoài của ngƣời cƣ trú là tổ chức, (6) Thông tƣ hƣớng dẫn đối với hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, (7) Thông tƣ hƣớng dẫn về QLNH đối với hoạt động phát hành chứng khoán trong và ngoài nƣớc của tổ chức, (8) Thông tƣ hƣớng dẫn việc thanh toán, chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, (9) Thông tƣ hƣớng dẫn về giao dịch hối đoái trên thị trƣờng ngoại tệ Việt Nam, (10) Thông tƣ hƣớng dẫn tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc.

- Ban hành Nghị định về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nƣớc (thay thế Nghị định số 86/1999/NĐ-CP, ngày 30/8/1999).

- Ban hành Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng nhằm tạo khung pháp lý cao nhất cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng nói chung, đồng thời nâng cao vai trò của Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng trong việc giám sát, kiểm soát hoạt động thị trƣờng ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM.

- Ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thay thế Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, ngày 10/12/2004 của Chính phủ (trong đó cần sửa đổi các quy định chƣa thống nhất về các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm về QLNH so với Nghị định số 107/2008/NĐ-CP, ngày 22/9/2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đƣa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thƣơng mại).

- Ban hành Luật về phòng, chống rửa tiền thay cho Nghị định số 74/2005/NĐ-CP, ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền: Khi quan hệ xuất, nhập khẩu phát triển, lƣợng kiều hối và đầu tƣ nƣớc ngoài ngày một gia tăng thì nạn rửa tiền sẽ bành trƣớng và phá hoại nền kinh tế Việt Nam. Việc Chính phủ không kiểm soát nổi nạn rửa tiền vừa do các yếu tố khách quan mang lại, vừa do ý thức chấp hành luật pháp của công dân chƣa nghiêm, vừa do văn bản pháp luật của Việt Nam chƣa ban hành kịp thời với sự phát triển của thị trƣờng. Bởi vậy, cần thiết phải có Luật về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam thay cho Nghị định số 74/2005/NĐ-CP để tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động phòng, chống rửa tiền.

- Ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong đó quy định NHNN chịu trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh vàng, thay vì quy trách nhiệm cho nhiều cơ quan khác nhau nhƣ hiện nay (Theo Luật NHNN, NHNN có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhƣng theo Pháp lệnh Ngoại hối và các Nghị định của Chính phủ (Nghị định 174/1999/CP, Nghị định 64/2003/CP, Nghị định 59/2006/CP, Nghị định 160/2006/CP), NHNN chỉ quản lý một số hoạt động liên quan đến kinh doanh vàng. Các hoạt động mua bán, sản xuất gia công vàng của doanh nghiệp; hoạt động xuất nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ thuộc sự quản lý, cấp phép của Sở Kế hoạch - Đầu tƣ, Bộ Công thƣơng, Bộ Tài chính). Với chức năng can thiệp trực tiếp vào thị trƣờng ngoại hối, đây là công cụ quan trọng của NHNN để đảm bảo cho các hoạt động mua/bán vàng diễn ra có trật tự, nề nếp và ổn định vừa đem lại sự ổn định của thị trƣờng ngoại hối góp phần kiểm soát và kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn cho các bên tham gia giao dịch và góp phần bình ổn tỷ giá hối đoái, bình ổn giá vàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)