Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hố

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 47)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

2.2.2.Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hố

Hoạt động ngoại hối có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nƣớc và là một trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú không đƣợc thực hiện bằng ngoại hối, trừ một số trƣờng hợp,

nhƣ các giao dịch với TCTD và tổ chức khác đƣợc phép cung ứng dịch vụ ngoại hối.[37]

Tuy nhiên, ngay cả các TCTD cũng không mặc nhiên đƣợc thực hiện hoạt động ngoại hối. Giấy phép hoạt động ngân hàng của TCTD và các tổ chức khác không bao gồm nội dung hoạt động ngoại hối. Mọi hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối đều phải xin phép và đƣợc cấp phép, nghĩa là để đƣợc hoạt động ngoại hối, TCTD và các tổ chức khác phải xin giấy phép hoạt động ngoại hối. Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối là NHNN Việt Nam (Khoản 3 Điều 31 Luật NHNN Việt Nam năm 2010).

Nhằm bảo đảm các NHTM khi đƣợc cấp phép có khả năng hoạt động an toàn, NHNN quy định các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép tại Chƣơng II Thông tƣ số 03/2008/TT-NHNN, ngày 11/4/2008 hƣớng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD (Thông tƣ 03). Tùy theo phạm vi kinh doanh ngoại hối đề nghị, các NHTM phải đáp ứng một số hoặc toàn bộ các điều kiện cấp phép của NHNN, cụ thể:

Các Ngân hàng có thể đƣợc cung ứng các dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng trong nƣớc nếu đáp ứng đủ các điều kiện về: phƣơng án hoạt động cung ứng dịch vụ đã đƣợc Hội đồng quản trị thông qua; có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện dịch vụ; có nhân sự am hiểu về hoạt động ngoại hối, đƣợc đào tạo về nghiệp vụ ngoại hối và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra, để đƣợc cung ứng các dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng quốc tế thì Ngân hàng cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu bổ sung, nhƣ: có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ; tuân thủ các quy định của NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động và trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, không vi phạm các quy định hiện hành về QLNH trong thời gian một năm và phải kinh doanh có lãi trong

năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng quốc tế.

Các quy định này một mặt nhằm loại bỏ những tổ chức không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động ngoại hối, mặt khác nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Do đó, đây là khâu đầu tiên của hoạt động quản lý. Việc đƣợc NHNN cấp giấy phép hoạt động ngoại hối đã khẳng định các NHTM có đủ điều kiện ban đầu để cung ứng các dịch vụ ngoại hối.

Các dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng trong nƣớc mà Ngân hàng đƣợc cung cấp cho khách hàng, bao gồm: Cung cấp các giao dịch hối đoái dƣới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng tƣơng lai và các giao dịch hối đoái khác theo thông lệ quốc tế; Huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ dƣới các hình thức theo quy định của NHNN; Phát hành, đại lý phát hành thẻ quốc tế; Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán (trong nƣớc và quốc tế) nhận và chi, trả ngoại tệ; Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; Uỷ nhiệm cho TCTD khác và tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ chi, trả ngoại tệ và các dịch vụ khác; Cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tƣ bằng ngoại hối (mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh và làm đại lý phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ...); Cung ứng các dịch vụ tƣ vấn cho khách hàng về ngoại hối; Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam. Các dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng quốc tế, bao gồm: Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế; Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trƣờng nƣớc ngoài; Tham gia các thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng phái sinh ở nƣớc ngoài; Cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản tài chính của khách hàng ở nƣớc ngoài; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tƣ (tƣ vấn tài chính, mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh, đồng tài trợ...) trên thị trƣờng quốc tế. [21]

TCTD có nhu cầu cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế phải gửi hồ sơ đến NHNN để đƣợc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (Giấy phép hoạt động). TCTD có thể đề nghị cấp Giấy phép hoạt động với một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ ngoại hối. Khi có yêu cầu bổ sung, sửa đổi các nội dung cung ứng dịch vụ ngoại hối, TCTD phải đề nghị sửa đổi, bổ sung. Việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng quốc tế không đƣợc thực hiện trƣớc việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng trong nƣớc. Đối với các TCTD là Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động. Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Giấy phép mở Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài.

Sau khi đƣợc cấp phép cung ứng dịch vụ ngoại hối, tổ chức đƣợc cấp phép sẽ đƣợc thực hiện cung ứng các dịch vụ ngoại hối nhất định theo quy định trên giấy phép cho khách hàng. Căn cứ vào phạm vi cho phép, khi cung ứng các dịch vụ trên, các tổ chức đƣợc cấp phép có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của NHNN Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan đến từng loại hình dịch vụ ngoại hối đƣợc cung cấp.

Các TCTD sau khi đƣợc cấp Giấy phép hoạt động phải duy trì các điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối. Trong trƣờng hợp, sau khi đã đƣợc cấp Giấy phép hoạt động mà không tiếp tục duy trì đƣợc các điều kiện đã quy định thì TCTD phải tạm ngừng nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối đƣợc phép và báo cáo NHNN. Cụ thể, NHNN sẽ đình chỉ, thu hồi hoặc hủy bỏ một số nội dung trong Giấy phép hoạt động trong các trƣờng hợp: bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; có chứng cứ Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động có những thông tin sai lệch; giấy phép thành lập và hoạt động bị thu hồi hoặc hết hiệu lực; chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản; tự động chấm dứt hoạt động cung ứng

dịch vụ ngoại hối. Cho đến nay, chƣa có TCTD nào bị NHNN đình chỉ, thu hồi hoặc hủy bỏ một số nội dung trong Giấy phép hoạt động ngoại hối (Ngoại trừ việc chấm dứt hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài NHNN đã cấp cho các TCTD, doanh nghiệp kinh doanh vàng theo quy định tại Thông tƣ số 01/2010/TT-NHNN, ngày 06/01/2010 về việc bãi bỏ các Quyết định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài).

Hiện nay, trong quá trình cấp phép hoạt động ngoại hối cho các TCTD của NHNN đã phát sinh một số bất cập. Cơ sở pháp lý cho việc cấp phép hoạt động ngoại hối chƣa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. TCTD chỉ có thể đƣợc cấp phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng trong nƣớc. Tuy nhiên, đối với hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng quốc tế, mặc dù Thông tƣ 03 quy định danh mục các nghiệp vụ mà TCTD có thể đƣợc cấp phép hoạt động, nhƣng trên thực tế, NHNN chƣa xem xét cấp mới Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối đối với các hoạt động: Tham gia các thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng phái sinh ở nƣớc ngoài; Cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản tài chính của khách hàng ở nƣớc ngoài; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tƣ (tƣ vấn tài chính, mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh, đồng tài trợ...) trên thị trƣờng quốc tế (ngoại trừ một số Ngân hàng đƣợc thực hiện nghiệp vụ này theo Giấy phép do NHNN đã cấp trƣớc đây và 2 Ngân hàng nƣớc ngoài là ANZVL và HSBC) do các hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro và NHNN chƣa có quy định cụ thể về các nghiệp vụ này. Vì vậy, vừa qua khi Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín đề nghị đƣợc cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng quốc tế (đầu tƣ tiền gửi (cho vay) và nhận tiền gửi (đi vay) trên thị trƣờng quốc tế) đã không đƣợc NHNN chấp thuận cấp Giấy phép hoạt động.

Mặt khác, danh mục các nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD đƣợc quy định cố định tại Thông tƣ 03 không bao quát hết đƣợc các nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối phát sinh hiện nay. Bên cạnh đó, một số

nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối mà các TCTD đã đƣợc cấp phép hoạt động theo Giấy phép cũ nhƣng khi chuyển đổi sang Giấy phép mới theo quy định tại Thông tƣ 03 thì Thông tƣ 03 lại không quy định các nghiệp vụ tƣơng ứng với nghiệp vụ trong Giấy phép cũ (nghiệp vụ mua bán hoặc làm đại lý mua bán các loại chứng khoán bằng ngoại tệ; nghiệp vụ cho vay và vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng nƣớc ngoài bằng ngoại tệ), do đó phát sinh những khó khăn cho NHNN trong việc chuyển đổi Giấy phép cho các TCTD.

Đối với các Đại lý đổi ngoại tệ, theo Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ (ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN, ngày 11/7/2008 của Thống đốc NHNN), các tổ chức đƣợc làm Đại lý đổi ngoại tệ cho các TCTD đƣợc phép cung ứng dịch vụ ngoại hối trên cơ sở hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ giữa TCTD và tổ chức; và chỉ đƣợc hoạt động sau khi đƣợc NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trên địa bàn cấp Giấy đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ.

Trong thời gian qua, NHNN đã có những bƣớc cải cách quan trọng về điều kiện, thủ tục cấp phép hoạt động ngoại hối. Nhiều hoạt động ngoại hối đã đƣợc NHNN nới lỏng hoặc bãi bỏ giấy phép, nhất là đối với các giao dịch ngoại hối qua biên giới (giấy phép kinh doanh vàng, giao dịch vãng lai đƣợc tự do hóa về căn bản và giao dịch vốn đƣợc nới lỏng - vay ngắn hạn nƣớc ngoài không phải xin phép NHNN, vay trung dài hạn nƣớc ngoài đăng ký qua NHNN, mở phòng/điểm giao dịch…).

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 47)