Hoạt động quản lý ngoại hối khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 56 - 57)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

2.2.4. Hoạt động quản lý ngoại hối khác

Ngoài các hình thức QLNH trên, NHNN còn tiến hành QLNH thông qua các hoạt động: Điều hành tỷ giá, thực hiện chính sách can thiệp thị trƣờng ngoại hối và vàng; Công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ; Tổ chức, điều hành và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng và thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc; Quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu ngoại hối thông qua việc quản lý các giao dịch vãng lai và các hoạt động khác có liên quan đến sử dụng ngoại hối của các tổ chức và cá nhân; Lập và điều hành tổng hạn mức vay, cho vay nƣớc ngoài của doanh nghiệp, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các khoản nợ nƣớc ngoài của doanh nghiệp hoặc của Chính phủ thuộc nhiệm vụ của NHNN; Phối hợp và tham gia với các Bộ, Ngành liên quan trong việc xây dựng chính sách và thẩm định các dự án đầu tƣ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nƣớc ngoài; Theo dõi việc chuyển và sử dụng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam và vốn đầu tƣ của Việt Nam ra nƣớc ngoài; Quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu vàng.

Cũng nhƣ hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung, hoạt động QLNH của NHNN là một quá trình tác động liên tục, có định hƣớng, có tổ chức của NHNN tới các hoạt động ngoại hối để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là ổn định thị trƣờng ngoại hối. Trong mối quan hệ quản lý này, chủ thể quản lý là NHNN, với vai trò là NHTW và là cơ quan thuộc Chính phủ có thể tác động tới đối tƣợng bị quản lý thông qua những kế hoạch, chƣơng trình, chính sách, biện pháp và những quyết định hành chính khác. Trong đó, cách thức QLNH chủ yếu hiện nay là thông qua các chính sách QLNH. Tuy nhiên, mặc dù các chính sách QLNH đã đƣợc bổ sung, chỉnh sửa nhiều nhƣng về cơ bản vẫn thiếu tính đồng bộ và chƣa thực sự hiệu quả.

Các biện pháp chủ yếu để thực hiện QLNH của NHNN là sử dụng các Quyết định quản lý cá biệt và các Văn bản hành chính. Đây là công cụ rất cần thiết để NHNN đƣa ra các quy định, yêu cầu quản lý tới đối tƣợng quản lý một cách thƣờng xuyên trong hoạt động quản lý hàng ngày. Thời gian qua, Văn bản hành chính (dƣới hình thức Công văn) đƣợc NHNN sử dụng khá phổ biến để chấn chỉnh các sai phạm trong hoạt động ngoại hối của các TCTD nhƣ: hoạt động mua bán ngoại tệ của các TCTD đƣợc phép hoạt động ngoại hối, việc thu phí thông qua các hợp đồng dịch vụ và các hình thức khác nhƣ chi trả hoa hồng, phí quản lý tiền mặt… làm tỷ giá mua bán ngoại tệ thực tế vƣợt tỷ giá trần theo quy định. Ngoài ra, NHNN còn duy trì chế độ báo cáo công tác định kỳ để nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin về hoạt động ngoại hối của các TCTD và trên cơ sở đó NHNN đề ra các giải pháp quản lý. Các biện pháp này đã góp phần đáng kể vào thành công trong hoạt động QLNH của NHNN thời gian qua.

QLNH là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, mỗi quyết định quản lý diễn ra hàng ngày, đòi hỏi NHNN phải có đƣợc sự chủ động cao, đƣợc độc lập trong các quyết định quản lý và điều hành. Tuy nhiên, hiện nay, việc ra các quyết định quản lý của NHNN vẫn còn bị can thiệp và chi phối bởi nhiều yếu tố (nhiều quyết định quản lý phải thông qua Chính phủ trƣớc khi ban hành). Do đó, nhiều khi các quyết định quản lý ra đời chậm so với yêu cầu của quản lý và đòi hỏi của thực tiễn, làm giảm hiệu quả QLNH của NHNN. Ngoài ra, nhiều quyết định quản lý mới chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý ngắn hạn, mang tính thời sự, can thiệp mệnh lệnh hành chính vào hoạt động của các tổ chức, cá nhân. Hoạt động QLNH trong thời gian tới đòi hỏi phải áp dụng một cách phổ biến các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)