THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
2.3.1. Những ƣu điểm
Trong những năm qua, một thành công quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động ngân hàng và điều hành CSTT đó chính là QLNH và điều hành tỷ giá không ngừng đƣợc đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với tiến trình hội nhập chung của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, hƣớng tới phù hợp với thông lệ quốc tế và nguyên lý của kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng chiến lƣợc chung. Nhờ đó, NHNN đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực QLNH. Pháp luật về QLNH cũng có những ƣu điểm nhất định, thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, các văn bản về QLNH và tỷ giá đã đƣợc ban hành tƣơng đối
đầy đủ, tạo lập một hệ thống văn bản pháp luật về QLNH tƣơng đối hoàn chỉnh. Các quy định về QLNH ngày càng chi tiết, cụ thể, bao quát nhiều hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi rộng lớn vƣợt ra khỏi lãnh thổ quốc gia, đồng thời từng bƣớc đƣợc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện nhằm thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc. Hệ thống văn bản này đã thay đổi đƣợc tƣ tƣởng quản lý thời bao cấp, phần nào mang dáng dấp của một chính sách trong nền kinh tế thị trƣờng khi hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, hoạt động QLNH dần dần đƣợc chuẩn hóa bằng hệ thống văn bản pháp quy tƣơng đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Với vai trò là công cụ quan trọng chủ yếu của Nhà nƣớc để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực QLNH, pháp luật về QLNH đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trƣờng pháp lý tƣơng đối đầy đủ cho hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam góp phần tích cực nâng cao hiệu quả QLNH.
Từ khi Pháp lệnh Ngoại hối ra đời, Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng nhằm chấn chỉnh, quản lý và kiểm soát nguồn ngoại hối quốc gia để ổn định tỷ giá, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trƣởng và hội nhập quốc tế.
Luật NHNN Việt Nam đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010 là một bƣớc phát triển quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói chung và công tác QLNH nói riêng. Đặc biệt, khi vai trò của công tác QLNH ngày càng trở nên cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế quốc tế và tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng, Luật NHNN năm 2010 là một khung pháp lý nền tảng, tạo cơ sở thuận lợi cho công tác soạn thảo và ban hành các văn bản dƣới luật về lĩnh vực QLNH, nhằm mục đích xây dựng nên một hệ thống văn bản pháp quy thống nhất, rõ ràng, minh bạch, thuận tiện và có hiệu quả đối với công tác quản lý và thực thi trong lĩnh vực này.
Từ thực tế trƣớc đó là các văn bản QLNH đƣợc ban hành nhiều nhƣng một số văn bản còn chồng chéo, không rõ ràng, trong thời gian qua, nhiều văn bản quan trọng mang tính hệ thống về QLNH nhƣ điều hành tỷ giá hối đoái, lãi suất, dự trữ ngoại hối, kiều hối, đầu tƣ nƣớc ngoài, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, trạng thái ngoại hối, vay và trả nợ nƣớc ngoài đã đƣợc ban hành và triển khai thực hiện. Các quy định khác về QLNH nhƣ: cấp phép mang ngoại tệ ra nƣớc ngoài và ủy quyền cho Chi nhánh NHNN cấp phép, quản lý Đại lý thu đổi ngoại tệ, việc bán hàng và dịch vụ trong nƣớc thu bằng ngoại tệ, doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ ở nƣớc ngoài cũng đƣợc chỉnh sửa, bổ sung rõ ràng, phù hợp hơn, thông thoáng hay chặt chẽ hơn để phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Đồng thời, NHNN tiếp tục ban hành và triển khai áp dụng các quy định mới về QLNH đối với giao dịch vốn, đối với việc quản lý các Đại lý thu đổi ngoại tệ nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ và mua bán ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trƣờng tự do.
Trên cơ sở các văn bản này, thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc, hoạt động ngoại hối của các cá nhân, tổ chức và các ngân hàng đã từng bƣớc đƣợc quản lý một cách khoa học, phát triển phù hợp với thực tế khách quan và định
hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc. Hệ thống các văn bản về QLNH này đã góp phần không nhỏ vào những thành công của Ngành và hệ thống ngân hàng trong giai đoạn vừa qua.
Thứ hai, pháp luật về QLNH đã từng bƣớc tự do hóa các hoạt động ngoại hối trên thị trƣờng, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng đƣợc hầu hết các cam kết song phƣơng và đa phƣơng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập; bƣớc đầu đáp ứng đƣợc yêu cầu của cải cách hành chính. Mục tiêu, đối tƣợng, nội dung, phạm vi kiểm soát ngoại hối đƣợc nới lỏng một cách thận trọng. Hoạt động ngoại hối ngày càng đƣợc chấn chỉnh và kiểm soát từ khâu hoạch định, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, giám sát. Từ đó đã tạo điều kiện cho các tổ chức đƣợc tự do hơn trong các giao dịch ngoại hối, nhƣng cũng đảm bảo quản lý đƣợc các luồng chu chuyển vốn giữa nền kinh tế với bên ngoài, tạo ra một sự thay đổi lớn trong tƣ duy cũng nhƣ trong thực tiễn QLNH.
Thứ ba, pháp luật về QLNH đã tạo ra một cơ chế QLNH hiệu quả.
Từ năm 1998 khi Nghị định số 63/1998/NĐ-CP, ngày 17/8/1998 của Chính phủ về QLNH ra đời thay thế Nghị định số 161, nhiều quy định về QLNH đƣợc dỡ bỏ, từng bƣớc nâng cao khả năng chuyển đổi của VND. Từ năm 2001, chính sách cân đối ngoại tệ đƣợc dỡ bỏ, các tổ chức đƣợc đối xử bình đẳng khi tiếp cận ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Đối với các cá nhân đã đƣợc tiếp cận mua ngoại tệ cho mục đích tham quan, học tập, chữa bệnh nhiều hơn, nhƣng nếu mang trên mức quy định thì phải đƣợc NHNN chấp thuận. Từ tháng 11/2005, IMF đã công nhận Việt Nam tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai. Theo Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005, ngoài việc tự do hóa các giao dịch vãng lai, các giao dịch vốn đã đƣợc tự do hóa nhiều hơn. Theo đó, các hạn chế đối với giao dịch vãng lai nhƣ thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ của nƣớc ngoài... đã đƣợc dỡ bỏ hoàn toàn.
Trong thời gian qua, cơ chế QLNH liên quan đến các giao dịch vãng lai đã đƣợc hoàn thiện theo hƣớng: (i) Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD, đa dạng hóa phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối của các TCTD; (ii) Xây dựng các quy định đầy đủ, chi tiết tạo cơ sở pháp lý để hoạt động của Đại lý thu đổi ngoại tệ từng bƣớc đi vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu đổi tiền của cá nhân, thu hút ngoại tệ trên thị trƣờng tự do vào hệ thống ngân hàng, góp phần hạn chế việc sử dụng ngoại tệ rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam; (iii) Gắn trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn của các TCTD trong quá trình QLNH.
Cơ chế quản lý đối với các giao dịch vốn từng bƣớc thay đổi, hoàn thiện, đảm bảo theo dõi sát tình hình vay, trả nợ nƣớc ngoài, tình hình thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và tình hình đầu tƣ ra nƣớc ngoài: (i) Đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài: Việc quản lý vay, trả nợ nƣớc ngoài đã đƣợc chuyển hƣớng từ quản lý trực tiếp sang gián tiếp, tạo cơ sở từng bƣớc cho việc tự do hóa giao dịch vốn. Với sự ra đời của Nghị định số 134/2005/NĐ- CP, ngày 01/11/2005, sự phân định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý vay và trả nợ nƣớc ngoài ngày càng rõ ràng hơn, trong đó đầu mối trong công tác quản lý vay, trả nợ nƣớc ngoài thuộc Bộ Tài chính. Đặc biệt, Nghị định này quy định việc quản lý nợ nƣớc ngoài của Việt Nam phải xây dựng đƣợc một hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ nƣớc ngoài tầm quốc gia theo chuẩn quốc tế để dự báo những rủi ro tiềm ẩn, đƣa ra những dấu hiệu cảnh báo sớm để xây dựng và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có CSTT; (ii) Chính
sách QLNH trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài: Đến nay, nhiều hạn chế liên
quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc dỡ bỏ, đặc biệt là quy định về chuyển đổi ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu chi chuyển lợi nhuận cũng nhƣ vốn pháp định. Từ năm 1999, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc quyền chuyển đổi ra ngoại tệ để chuyển về nƣớc, các doanh nghiệp FDI đều đƣợc đối xử bình đẳng khi tiếp cận nguồn ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Pháp lệnh Ngoại hối đã có những quy định cụ thể theo hƣớng nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển vốn vào Việt Nam
phải chuyển ra VND để đầu tƣ và đƣợc chuyển đổi ra ngoại tệ để chuyển về nƣớc lợi nhuận cũng nhƣ các nguồn thu nhập khác; (iii) Đầu tư vào giấy tờ có giá: NHNN đã có văn bản quy định rõ việc chuyển vốn vào Việt Nam, chuyển đổi ra VND để góp vốn mua cổ phần, mua chứng khoán. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc phép đầu tƣ vào trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp của Việt Nam với một tỷ lệ tối đa nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nƣớc ngoài vẫn bị hạn chế dƣới 49%; (iv) Chính sách đầu tư ra nước
ngoài: Việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp phải đƣợc Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ cấp giấy phép trên cơ sở Chính phủ chấp thuận, theo các điều kiện quy định tại Luật Đầu tƣ. Khi các doanh nghiệp đƣợc phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài thì đƣợc mua ngoại tệ tại hệ thống NHTM và chuyển vốn ra để đầu tƣ ở nƣớc ngoài. NHNN đã mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn ngoại tệ của doanh nghiệp Việt Nam đƣợc phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài thông qua việc bổ sung, nới rộng các nguồn ngoại tệ doanh nghiệp đƣợc phép chuyển ra nƣớc ngoài để góp vốn đầu tƣ hoặc thực hiện dự án đầu tƣ.
Nhƣ vậy, VND đã đƣợc nâng cao tính chuyển đổi theo giao dịch vãng lai và giao dịch vốn. Nhìn chung, các giao dịch vãng lai đã theo hƣớng tự do hóa nhƣng các giao dịch vốn vẫn còn những hạn chế.
Thứ tư, tỷ giá đã bƣớc đầu đƣợc điều hành tƣơng đối linh hoạt theo quy luật cung cầu ngoại tệ trên cơ sở rổ tiền tệ. Cơ chế này cho phép tỷ giá phản ánh tƣơng đối đầy đủ mối quan hệ giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các nƣớc có quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ và vay nợ với Việt Nam. Do đó, VND không hoàn toàn gắn với đồng USD, không bị đánh giá quá cao và cố định nhƣ trƣớc đây. Tỷ giá đã phản ánh sát hơn sức mua đối ngoại của VND và góp phần khuyến khích xuất khẩu. Việc NHNN công bố tỷ giá bình quân của thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng và khống chế biên độ tỷ giá giao dịch của các NHTM đã góp phần ổn định thị trƣờng, thu hẹp đƣợc khoảng cách chênh lệch với tỷ giá của thị trƣờng tự do. Đồng thời, nó cũng tạo lòng tin và
hỗ trợ việc sử dụng VND, góp phần hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Việc điều chỉnh tỷ giá linh hoạt đã tạo cho các NHTM và NHNN tăng mua ngoại tệ từ thị trƣờng, đáp ứng phần lớn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và đảm bảo mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối nhà nƣớc. Chính sách tỷ giá đã tạo điều kiện cho NHNN dễ dàng kiểm soát, điều tiết thị trƣờng ngoại hối.
Thứ năm, các biện pháp QLNH đƣợc sử dụng tƣơng đối hiệu quả. NHNN đã có nhiều nỗ lực trong việc sử dụng các biện pháp QLNH nhƣ: thay đổi tỷ lệ kết hối của các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi mức ngoại tệ đƣợc phép chuyển ra nƣớc ngoài, sửa đổi quy chế mở L/C trả chậm, quy định về việc vay, trả nợ nƣớc ngoài, quản lý trạng thái ngoại hối của các NHTM…Các công cụ chính sách QLNH đã đƣợc vận hành một cách linh hoạt hơn phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng, tác động, thúc đẩy nhanh tiến trình mở cửa nền kinh tế, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài.