Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về QLNH của NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 75 - 78)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

3.2.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về QLNH của NHNN Việt Nam

Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, ngày 24/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ) đã xác định định hƣớng đổi mới chính sách QLNH là:

“Tăng cƣờng khả năng và mức độ bao quát của NHNN trong việc quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối trong nƣớc và quốc tế, đồng thời có biện pháp hữu hiệu hạn chế, kiểm soát hiện tƣợng đào thoát vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bƣớc nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trƣờng tài chính. Từng bƣớc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam và tạo nền tảng cho đồng tiền Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi sau năm 2010 theo hƣớng trƣớc mắt bảo đảm đồng tiền Việt Nam đƣợc tự do chuyển đổi trên các giao dịch vãng lai và từng bƣớc đƣợc chuyển đổi trên các giao dịch vốn. Thu hẹp phạm vi sử dụng đồng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và giảm dần tình trạng đô la hóa. Nâng cao trách nhiệm và khả năng của các NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ đi đôi với việc nới lỏng hạn chế và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thị trƣờng ngoại hối.

Tăng nhanh Dự trữ ngoại hối nhà nƣớc. Thực hiện các biện pháp quản lý tập trung, thống nhất Dự trữ ngoại hối nhà nƣớc tại NHNN. Tập trung các

nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Thực hiện chính sách ngoại hối mở để khuyến khích xuất khẩu và thu hút nguồn ngoại tệ chảy vào nền kinh tế thông qua hệ thống Ngân hàng.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, theo cơ chế thị trƣờng và theo hƣớng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thƣơng mại, đầu tƣ quan trọng của Việt Nam. Nới lỏng dần biên độ giao dịch của tỷ giá chính thức, tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành tỷ giá hối đoái. Giảm mạnh và tiến tới xoá bỏ sự can thiệp hành chính vào thị trƣờng ngoại hối. Phát triển mạnh thị trƣờng ngoại hối và các thị trƣờng tiền tệ phái sinh theo thông lệ quốc tế. NHNN chỉ can thiệp thị trƣờng và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nƣớc chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu CSTT và bình ổn thị trƣờng tiền tệ. Nâng cao năng lực quản lý và can thiệp thị trƣờng ngoại tệ của NHNN thông qua các nghiệp vụ thị trƣờng. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về ngoại hối để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trƣờng ngoại hối phát triển, các TCTD mở rộng hoạt động ngoại hối và các tổ chức, cá nhân tiếp cận một cách thuận lợi các nguồn ngoại hối. Thu hẹp đáng kể hoạt động ngoại hối không chính thức.”

Xuất phát từ định hƣớng đổi mới chính sách QLNH nêu trên và mục tiêu chung trong hoạt động QLNH của NHNN Việt Nam hiện nay là hƣớng tới phát triển thị trƣờng ngoại hối theo hƣớng mở cửa, chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế, đơn giản hoá thủ tục cấp phép, đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối; đồng thời, trên cơ sở những đòi hỏi của thực tiễn và những hạn chế trong chính sách QLNH và tỷ giá hiện nay; các định hƣớng chiến lƣợc trong việc hoàn thiện pháp luật về QLNH của NHNN trong thời gian tới là:

Thứ nhất, xử lý những bất cập, đảm bảo các quy định về QLNH phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế để tạo nên một khuôn khổ pháp lý thống nhất. Các quy định phải cụ thể, có tính chiến lƣợc rõ ràng và khả thi.

Các thủ tục hành chính, cấp phép, xin cho cần tiếp tục đƣợc xóa bỏ, hạn chế tối đa việc cấp các loại giấy phép mang nặng thủ tục hành chính, chuyển hầu hết các hạn chế bằng giấy phép thành điều kiện kinh doanh và thay thế bằng cơ chế tập trung các hoạt động ngoại hối thông qua các TCTD, chế độ báo cáo, khai báo để khắc phục các tồn tại hiện nay về sự minh bạch hóa chính sách. Các chế tài, thiết chế xử lý vi phạm cần phải đƣợc nhấn mạnh và quy định rõ kết hợp với cơ chế phân cấp quản lý rõ ràng, đồng bộ trên cơ sở gắn trách nhiệm trực tiếp.

Thứ hai, chuẩn hóa các quy định về QLNH theo thông lệ quốc tế, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ, ngân hàng để chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý cho hoạt động QLNH. Cùng với việc tự do hóa các giao dịch vãng lai vừa qua, các quy định về thanh toán xuất nhập khẩu thƣơng mại, dịch vụ, thu nhập, chuyển tiền cần đƣợc chi tiết hóa, thể hiện rõ đƣợc cơ chế tự do chuyển đổi ngoại tệ, tạo thuận lợi cho chu chuyển vốn. Các giao dịch vốn cần đảm bảo đƣợc quy định đầy đủ và tiếp tục kiểm soát có chọn lọc. Các quy định đối với đầu tƣ trực tiếp, gián tiếp cần thực hiện theo nguyên tắc đối xử quốc gia. Hoạt động chuyển lợi nhuận, thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ra nƣớc ngoài phải đƣợc kiểm soát nhƣng cần đảm bảo thuận tiện, hạn chế các thủ tục hành chính, cấp phép. Các luồng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài cần đƣợc lựa chọn theo các thứ tự ƣu tiên để cho phép, hạn chế hoặc cấm thực hiện trong từng giai đoạn. Hoạt động vay, trả nợ nƣớc ngoài và cho vay, thu hồi nợ nƣớc ngoài cần thống nhất quản lý, có chiến lƣợc để từ đó có những điều kiện hay biện pháp kiểm soát hợp lý.

Xây dựng môi trƣờng pháp luật QLNH minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về QLNH phải góp phần tạo môi trƣờng lành mạnh và động lực cho các TCTD, doanh nghiệp và ngƣời dân phát triển

sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ƣu đãi trong lĩnh vực Ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các TCTD.

Thứ ba, pháp luật về QLNH phải quy định các biện pháp cụ thể trong

việc từng bƣớc hạn chế, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hiện tƣợng đô la hóa, chống sử dụng ngoại tệ tràn lan trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, cần xây dựng các biện pháp hỗ trợ cụ thể để nâng cao dần tính chuyển đổi, tiến tới thực hiện tự do chuyển đổi VND một cách thận trọng và nâng dần tầm ảnh hƣởng của VND ra khu vực và quốc tế nếu điều kiện cho phép.

Thứ tư, pháp luật về QLNH phải tạo lập các quy định tiền đề, hỗ trợ để NHNN nâng cao “tính thị trƣờng” của tỷ giá trong khuôn khổ cơ chế thả nổi có điều tiết. NHNN cần có lộ trình để chuyển sang cơ chế tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trƣờng đồng thời với hoàn thiện tổ chức thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng nhằm ngăn ngừa rủi ro tỷ giá, nâng cao chất lƣợng QLNH để đảm bảo nguồn dự trữ thích hợp. Mặt khác, cần nâng cao khả năng điều tiết của NHNN thông qua thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng trên cơ sở tính toán tỷ giá mục tiêu của nền kinh tế bằng các mô hình định lƣợng hiện đại. NHNN cần cải thiện hoạt động của thị trƣờng ngoại hối bằng việc nới lỏng các hạn chế đối với các công cụ sẵn có và đƣa thêm các công cụ mới để các đối tƣợng tham gia thị trƣờng có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp cận tỷ giá.

Thứ năm, đảm bảo thực hiện quản lý vĩ mô một cách linh hoạt và mềm

dẻo, có tính đến quyền lợi chính đáng của các đối tƣợng quản lý, bám sát tình hình thực tế và đặc thù của kinh tế Việt Nam, tránh tình trạng mệnh lệnh hành chính một chiều, kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)