Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý ngoại hối của NHTW Trung Quốc và Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 28)

Trung Quốc và Hàn Quốc

Thông qua thực trạng QLNH và pháp luật về QLNH của NHTW Trung Quốc và Hàn Quốc, có thể thấy hoạt động QLNH đƣợc thay đổi linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp đồng bộ, chặt chẽ với các chính sách kinh tế khác nhƣ chính sách đầu tƣ, chính sách thƣơng mại quốc tế, chính sách thuế, chính sách lãi suất, tình hình tài chính (công nợ nƣớc ngoài) và sự vận động của các luồng vốn đầu tƣ của quốc gia đó.

Khi nền kinh tế phát triển theo xu hƣớng mở cửa, cần huy động vốn lớn, huy động những nguồn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, cần tận dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thì họ thực hiện chính sách nới lỏng QLNH, tạo thuận lợi cho việc chuyển vốn đầu tƣ, mở tài khoản ngoại tệ, sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ quốc gia; đồng thời thực hiện xóa bỏ “hàng rào thƣơng mại”, hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu đƣợc khuyến khích phát triển và mở rộng.

Đến một thời điểm nhất định khi các luồng vốn ngoại tệ đầu tƣ từ nƣớc ngoài đƣợc thu hút khá lớn, công nợ nƣớc ngoài tăng, ngoại tệ trên thị trƣờng nội địa đƣợc sử dụng rộng rãi, xu hƣớng sản xuất kinh doanh trong nƣớc ngày càng phát triển và tăng trƣởng cần đƣợc bảo hộ; các Chính phủ bắt đầu chuyển từ chế độ nới lỏng QLNH sang chế độ thắt chặt QLNH, đồng thời quản lý chặt chẽ việc đầu tƣ từ nƣớc ngoài và vấn đề vay, trả nợ nƣớc ngoài. Quy định việc mở tài khoản ngoại tệ và sử dụng ngoại tệ trên tài khoản đó một cách chặt chẽ, đƣợc thực hiện qua Ngân hàng chỉ định, với tỷ giá cơ sở của Nhà nƣớc có tham khảo tỷ giá thị trƣờng. Điều đặc biệt quan trọng là trong cơ chế thắt chặt QLNH, toàn bộ thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc chỉ tiêu đồng bản tệ.

Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn về QLNH của NHTW Trung Quốc và Hàn Quốc là:

Thứ nhất, không nên tự do hóa QLNH khi Nhà nƣớc chƣa có khả năng

quản lý; khi hoạch định chính sách không nên quá phụ thuộc vào ý kiến của các tổ chức tham vấn nhƣ IMF và WB mà nên căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù của đất nƣớc.

Thứ hai, sử dụng một cách nghiêm ngặt Dự trữ ngoại hối (không nên trực tiếp chi cho các khoản sử dụng ngoại tệ của Chính phủ), duy trì một cách hợp lý biện pháp kết hối. Tăng cƣờng công tác thông tin trong quản lý, giám sát giao dịch ngoại hối.

Do có nhiều nét tƣơng đồng về thể chế và trình độ phát triển, về điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội nên về cơ bản, các chính sách về cải cách phát

triển kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc có nhiều điểm tƣơng đồng với nhau; Việt Nam có thể tham khảo nhiều kinh nghiệm trong các chính sách kinh tế nói chung và trong công tác QLNH nói riêng để nghiên cứu, tham khảo và vận dụng trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật về QLNH trong thời gian tới.

Tuy nhiên, cũng cần phải căn cứ vào đặc thù của nền kinh tế và cơ chế quản lý của mỗi nƣớc để cân nhắc những nội dung cần nghiên cứu áp dụng cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Việt Nam cần cân nhắc nghiên cứu kỹ những đặc điểm thuận lợi, hạn chế và lý do áp dụng các quy định về QLNH của NHTW các nƣớc để có những vận dụng thích hợp trong xây dựng văn bản, quy định về QLNH ở Việt Nam. Kinh nghiệm chỉ có tính chất tƣơng đối, nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi các nhà phân tích, hoạch định chính sách biết vận dụng nó một cách linh hoạt và khai thác đƣợc một định hƣớng riêng cho phù hợp với những điều kiện cụ thể của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)