THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
3.2.2.3. Tiếp tục sửa đổi Luật NHNN Việt Nam năm
Luật NHNN Việt Nam năm 2010 đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 với nhiều nội dung mới, tạo điều kiện cho việc thực hiện CSTT của NHNN và quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Luật NHNN Việt Nam quy định về QLNH và hoạt động ngoại hối của NHNN tại Mục 5 Chƣơng III gồm 4 Điều (từ Điều 31 đến Điều 34). Mặc dù Luật NHNN Việt Nam năm 2010 đã có một số thay đổi trong quy định về QLNH nhƣ:
+ Bổ sung nội dung quản lý việc cho vay và thu hồi nợ nƣớc ngoài tại Khoản 19, Điều 4 (điểm e, Khoản 1, Điều 5 Luật NHNN Việt Nam năm 1997 chỉ quy định quản lý việc vay và trả nợ nƣớc ngoài của doanh nghiệp là chƣa phù hợp với tình hình thực tế và định hƣớng phát triển của nền kinh tế nƣớc ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế). Đồng thời, Khoản 19 Điều 4 Luật NHNN Việt Nam 2010 quy định “quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật”, nghĩa là không chỉ giới hạn phạm vi đối với đối tƣợng là doanh nghiệp nhƣ trƣớc đây.
+ Sửa đổi khái niệm về tỷ giá hối đoái: “tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nƣớc ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”, bởi vì hiện nay hầu hết NHTW các nƣớc trên thế giới đều sử dụng phƣơng pháp xác định tỷ giá gián tiếp và thực tế Việt Nam trong thời gian qua NHNN đã sử dụng có hiệu quả phƣơng pháp này.
+ Bỏ chức năng kiểm soát Dự trữ quốc tế quy định tại điểm d, Khoản 2 Luật NHNN Việt Nam năm 1997.
Tuy nhiên, còn nhiều nội dung trong Luật NHNN Việt Nam năm 2010 chƣa đầy đủ, chƣa phù hợp với thực tế hoạt động hiện tại của nền kinh tế; một số vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành Luật NHNN Việt Nam năm 1997 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2003) đòi hỏi phải tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa. Nhằm mục đích thực hiện đƣợc chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về ngoại hối và hoạt động ngoại hối và giải quyết những tồn tại về cơ chế quản
lý, đồng thời thực hiện đƣợc các chức năng của một NHTW, cần phải sửa đổi, bổ sung trong Luật NHNN Việt Nam năm 2010 về ngoại hối và thống nhất quản lý Nhà nƣớc về ngoại hối, hoạt động ngoại hối. Cụ thể:
+ Điều 31 của Luật NHNN Việt Nam năm 2010 không quy định chức năng, nhiệm vụ của NHNN trong việc hoạch định và điều hành chính sách tỷ giá. Tỷ giá hối đoái luôn gắn chặt với chính sách tỷ giá của NHTW, gắn với việc điều hành tỷ giá để thực hiện mục tiêu của CSTT. Vì vậy, cần bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ của NHTW trong việc hoạch định và điều hành chính sách tỷ giá trong phần quản lý của Nhà nƣớc về ngoại hối.
+ Khoản 5 Điều 32 quy định Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc. Quy định nhƣ vậy là không phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ - quy định trách nhiệm của các Bộ và cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực, ngành của mình.
+ Điều 33 về hoạt động ngoại hối của NHNN hiện nay chỉ quy định NHNN thực hiện việc mua bán ngoại hối trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế vì mục tiêu CSTT quốc gia. Quy định nhƣ vậy là chƣa đủ và chƣa thể hiện rõ vai trò của NHNN khi thực hiện chức năng của một NHTW, bởi vì ngoài việc mua bán ngoại hối trên thị trƣờng, NHTW còn thực hiện nhiều nghiệp vụ ngoại hối khác nhƣ các hoạt động về đầu tƣ dự trữ ngoại hối, vay và cho vay ra nƣớc ngoài, bảo lãnh vay nƣớc ngoài của TCTD… để thực hiện chức năng và các nhiệm vụ của mình.
Trong thời gian tới, Luật NHNN Việt Nam năm 2010 cần tiếp tục đƣợc sửa đổi theo hƣớng không nên quy định chính sách tỷ giá là một công cụ của CSTT mà nên coi tỷ giá là mục tiêu của chính sách. Khi đó, NHTW xác định mức tỷ giá phù hợp, các CSTT và chính sách tỷ giá sẽ phải thực hiện theo hƣớng sao cho đạt đƣợc mức tỷ giá mục tiêu.