Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ngoại hố

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 52)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

2.2.3.Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ngoại hố

Kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh gặp nhiều rủi ro, khi TCTD bị rủi ro thì không chỉ TCTD đó gặp khó khăn mà còn ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh ngoại hối có thể phát sinh những hành vi vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản và uy tín của các TCTD. Điển hình nhƣ năm 2006, Ngân hàng ABN - Amro (Hà Lan) Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại tệ (mua bán ngoại tệ trái phép) với

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, gây thiệt hại tới 300 tỷ đồng. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cƣờng công tác quản lý, hoạt động thanh tra ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của NHNN. Thanh tra ngân hàng là một công cụ sắc bén không thể thiếu của NHNN để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói chung và chức năng QLNH nói riêng.

Khoản 11 Điều 4 Luật NHNN Việt Nam năm 2010 quy định chức năng nhiệm vụ của NHNN: “Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật”.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về QLNH, NHNN tiến hành thanh tra, giám sát đối với các TCTD theo hai phƣơng thức cơ bản:

Thứ nhất, phƣơng thức giám sát từ xa (thanh tra gián tiếp) là quá trình Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thu thập, xử lý số liệu của NHTM, tiến hành phân tích và ra các văn bản khuyến cáo đối với các NHTM với mục tiêu đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về QLNH của các NHTM, cảnh báo sớm, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra (đặc biệt là các rủi ro về tỷ giá).

Thứ hai, phƣơng thức thanh tra tại chỗ (thanh tra trực tiếp) là việc NHNN tổ chức đoàn thanh tra đến tại nơi làm việc của NHTM để trực tiếp xem xét, kiểm tra các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ gốc có liên quan đến nội dung cần thanh tra, từ đó đánh giá về hoạt động ngoại hối của NHTM, về tình hình chấp hành chính sách, pháp luật, các quy trình, chế độ của NHNN về QLNH, phát hiện những vi phạm, sai sót và kiến nghị những biện pháp chấn chỉnh, xử lý; qua đó có thể phát hiện những quy định, quy trình chƣa hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

Trên thực tế, hoạt động thanh tra về ngoại hối thƣờng đƣợc Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng tiến hành lồng ghép trong các cuộc thanh tra toàn diện về hoạt động của các NHTM. Riêng năm 2009, trƣớc tình hình khan

hiếm USD trên thị trƣờng tự do và tình trạng nhiều doanh nghiệp không vay đƣợc ngoại tệ từ các NHTM để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, NHNN đã tiến hành thanh tra đột xuất chuyên đề về mua bán ngoại tệ đối với các Tổng công ty nhà nƣớc; nội dung: yêu cầu các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty nhà nƣớc khi xuất nhập khẩu chỉ đƣợc giữ lại một phần ngoại tệ, phần còn lại phải bán cho NHTM và NHTM cũng chỉ đƣợc giữ lại một phần ngoại tệ, phần còn lại phải bán cho NHNN.

Qua thanh tra, các sai phạm chủ yếu của các TCTD trong lĩnh vực QLNH là vi phạm về chấp hành trạng thái ngoại hối và chấp hành tỷ giá, cụ thể là: không chấp hành đúng quy định về biên độ tỷ giá khi mua bán ngoại tệ với khách hàng, bán ngoại tệ với mức giá cao vƣợt tỷ giá do NHNN quy định. Điển hình nhƣ tại Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh (Công ty): Ngày 09/2/2009, Công ty đã ký hợp đồng mua bán ngoại tệ không số, bán cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đông Á số ngoại tệ 6,000,000 USD, tỷ giá bán 17.570 VND/USD, số tiền VNĐ Công ty đó thu về cùng ngày là 105.420 triệu đồng. Trong khi tỷ giá trần mua bán ngoại tệ giao ngay đƣợc NHNN cho phép ngày 09/2/2009 là 17.484,25 VND/USD; Công ty đã bán USD cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đông Á vƣợt tỷ giá trần do NHNN cho phép là (17.570 đồng – 17.484,25 đồng = 85,75 đồng). Số tiền VND Công ty đã thu do bán ngoại tệ vƣợt quá quy định là (6,000,000 USD X 85,75 = 514.500.000 đồng). Hành vi này đã vi phạm Điều 18 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (quy định khung xử phạt đối với hành vi vi phạm trên là từ 5 triệu đồng đến 12 triệu đồng).

Ngoài ra, Công ty còn mắc một số sai phạm khác nhƣ: Không chuyển ngay về nƣớc toàn bộ số ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu 750 kg vàng miếng theo giấy phép của NHNN, số tiền vi phạm 11.470.800 USD. Công ty không

có chức năng kinh doanh ngoại tệ nhƣng đã mua 10.460 triệu USD của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sacombank, Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, mục đích không dùng để thanh toán tiền nhập khẩu cho bên bán mà đã bán lại ngay trong ngày cho 2 Ngân hàng trên thu lợi nhuận 680.280.000 đồng, vi phạm nội dung hoạt động quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động; vi phạm nội dung ngành, nghề kinh doanh quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4106000010 ngày 08/12/2007. Sử dụng các công cụ phái sinh trong việc mua - bán ngọai tệ, trong cùng một ngày bán USD cho các NHTM với nhiều tỷ giá khác nhau, ngoài mục tiêu lợi nhuận đã tạo sự phân biệt, bất bình đẳng trong giao dịch bán USD giữa Công ty với các NHTM, tạo dƣ luận không tốt trong kinh doanh “làm giá” thị trƣờng.

Theo quy định, khi TCTD vi phạm các quy định về QLNH thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (theo quy định tại Nghị định số 202/2004/NĐ- CP, ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng) và nếu TCTD bị xử phạt hành chính thì trong vòng 02 năm kể từ ngày bị xử phạt, TCTD không đƣợc cấp phép mở thêm Chi nhánh mới. Tuy nhiên, hiện nay, do các sai phạm về QLNH của các TCTD không nhiều và không nghiêm trọng nên việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực QLNH đối với các TCTD là rất ít. Đối với các sai phạm nhỏ, NHNN thƣờng đƣa ra các kiến nghị yêu cầu các TCTD chấn chỉnh, khắc phục.

Trong thời gian qua, NHNN cũng đã phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất để kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về QLNH của các đơn vị. Các đoàn kiểm tra đã kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý các hành vi mua, bán, quảng cáo, niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ trái pháp luật, qua đó góp phần vào việc ổn định thị trƣờng ngoại hối, giảm đáng kể việc mua bán công khai trên thị trƣờng tự do,

tình trạng các tổ chức, cá nhân quảng cáo, thông báo, niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ trái phép.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 52)