Giai đoạn trƣớc đổi mới nền tiền tệ (trƣớc năm 1989)

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 34)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

2.1.1.Giai đoạn trƣớc đổi mới nền tiền tệ (trƣớc năm 1989)

Nền kinh tế nƣớc ta là một nền kinh tế phát triển theo xu hƣớng tập trung, kế hoạch hóa cao độ. Mọi vấn đề có liên quan đến kinh tế, xã hội đều do Nhà nƣớc quyết định, từ hoạch định phƣơng hƣớng phát triển kinh tế cho từng thời kỳ đến giao kế hoạch sản xuất từng chủng loại mặt hàng; từ địa chỉ tiêu thụ đến mức giá của sản phẩm đó. Với sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nƣớc vào mọi hoạt động kinh tế, những tác động của quan hệ cung cầu trên thị trƣờng không còn phát huy tác dụng, hoặc có tác động cũng bị bóp méo,

thiên lệch. Hơn nữa, với đƣờng lối phát triển kinh tế là “hƣớng nội”, “đóng cửa” thì mọi quan hệ của các tác nhân kinh tế cơ bản nhƣ các doanh nghiệp quốc doanh lớn, nhỏ và các đơn vị kinh tế tập thể với thế giới và thị trƣờng bên ngoài đều tập trung qua hệ thống độc quyền của Nhà nƣớc. Đồng thời Nhà nƣớc nghiêm cấm việc kinh doanh, tàng trữ vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ… dƣới bất kỳ hình thức nào.

Trong giai đoạn 1945-1963, công tác QLNH đƣợc thực hiện thông qua các Sắc lệnh, Chỉ thị của Chính phủ. Trong thời kỳ này, việc thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ thực hiện theo các Hiệp định song biên, đa biên (chủ yếu trong khối xã hội chủ nghĩa). Đồng tiền sử dụng trong quan hệ thanh toán đối ngoại giai đoạn này chủ yếu là đồng Rúp chuyển đổi và đồng Nhân dân tệ.

Bƣớc sang giai đoạn 1963-1988, kinh tế Việt Nam vẫn đang là nền kinh tế kế hoạch, cơ chế quản lý tập trung bao cấp. Cơ chế QLNH không dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng và thực hiện độc quyền về ngoại thƣơng, ngoại hối. Mọi nguồn thu, chi ngoại tệ đều tập trung vào Nhà nƣớc, chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh mới đƣợc tham gia xuất, nhập khẩu hàng hoá theo một tỷ giá ấn định dẫn đến hiện tƣợng thu bù chênh lệch ngoại thƣơng. Nếu thu lớn hơn chi thì doanh nghiệp phải nộp Ngân sách Nhà nƣớc phần chênh lệch, ngƣợc lại, nếu thu nhỏ hơn chi thì doanh nghiệp sẽ đƣợc Nhà nƣớc bù. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong Điều lệ QLNH ban hành theo Nghị định số 102/CP, ngày 06/07/1963 của Phủ Thủ tƣớng nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - cơ sở pháp lý của mọi hoạt động ngoại hối thời kỳ này với nội dung chính là tập trung mọi nguồn ngoại tệ vào Nhà nƣớc; tổ chức, cá nhân có ngoại tệ đều phải bán cho Nhà nƣớc; Nhà nƣớc quản lý ngoại tệ tập trung và phân bổ theo kế hoạch đã định trên tinh thần Nhà nƣớc độc quyền quản lý ngoại thƣơng và ngoại hối, nổi bật lên ở một số điểm sau:

Một là, độc quyền trong quan hệ thƣơng mại quốc tế: mọi hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ… đều phải thực hiện thông qua các Tổng công ty xuất nhập khẩu Trung ƣơng, theo các Hiệp định thƣơng mại đã ký kết giữa các Chính phủ. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh không đƣợc trực tiếp tham gia xuất, nhập khẩu nên bị cô lập với thị trƣờng nƣớc ngoài. Hoạt động kinh tế diễn ra nhƣ một vòng xoáy thu hẹp dần khiến cho nền kinh tế sa sút, lạm phát cao.

Hai là, độc quyền QLNH: mọi quan hệ liên quan đến thanh toán quốc tế, ngoại hối, ngoại tệ đều thống nhất tập trung quản lý qua hệ thống NHNN mà đại diện là Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh không đƣợc quyền sử dụng ngoại tệ dẫn đến tình trạng họ không quan tâm đến tỷ giá và bị động trong sản xuất, kinh doanh.

Ba là, độc quyền kinh doanh ngoại hối: Nhà nƣớc nghiêm cấm mọi hình thức mua, bán, kinh doanh, tàng trữ ngoại hối khiến cho giá ngoại hối bị bƣng bít. Trong khi đó, thị trƣờng chợ đen đầu cơ tiền tệ, ngoại hối ngày càng bành trƣớng, Nhà nƣớc không kiểm soát nổi gây rối loạn thị trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sản xuất, phân phối, lƣu thông; hàng hóa trong nƣớc không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập; nguyên vật liệu khan hiếm, sản xuất càng trì trệ, không tạo ra việc làm, lạm phát gia tăng, nền kinh tế càng sa sút.

Nhà nƣớc trực tiếp can thiệp và xác định tỷ giá nhƣng không phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trƣờng ngoại hối. Việc chuyển đổi đồng Việt Nam sang ngoại tệ thực hiện theo kế hoạch, với cơ chế đa tỷ giá, mang tính chất cố định giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ và đều do Nhà nƣớc công bố. Trong giai đoạn này, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với ngoại tệ đƣợc hình thành 3 loại chủ yếu là tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch và tỷ giá kết toán nội bộ, ngoài ra còn có tỷ giá du lịch và tỷ giá kiều hối. Cơ chế nhiều tỷ giá, mang tính chất cố định trong thời kỳ dài đã tác động lên nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế, gây ra hậu quả là quan hệ

kinh tế đối ngoại và đối nội đều trì trệ, sa sút. So với các ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam đƣợc ấn định tỷ giá khá cao một cách đơn phƣơng, không phản ánh đúng thực lực của đồng tiền, cùng với sức ép của lạm phát làm phản lại tác dụng của chức năng tỷ giá, làm nảy sinh thị trƣờng chợ đen về ngoại tệ với tỷ giá chênh lệch xa với tỷ giá chính thức mà Nhà nƣớc quy định. Vì vậy, chức năng QLNH của Nhà nƣớc bị vi phạm vì Nhà nƣớc mất đi quyền chủ động điều tiết tỷ giá hối đoái, tƣ nhân mặc sức hoành hành gây nên những biến động về giá cả, tác động xấu đến nền kinh tế vốn đang bị lạm phát.

Nhƣ vậy, với chế độ độc quyền quản lý ngoại thƣơng, ngoại hối, thực hiện chế độ nhiều tỷ giá đã tỏ ra không đáp ứng đƣợc những nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhà nƣớc đã để tuột mất công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô nền kinh tế và quan hệ kinh tế đối ngoại, tác động xấu đến tổng thể hoạt động kinh tế - xã hội và lƣu thông tiền tệ.

Vào thời kỳ 1980-1989, Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản pháp luật và quy định về QLNH nhƣ: Quyết định số 32-CP, ngày 31/01/1980 về chính sách khuyến khích việc chuyển ngoại tệ vào Việt Nam và Thông tƣ số 5/NH-TT, ngày 05/5/1980 hƣớng dẫn thi hành Quyết định này trong đó khống chế ngoại tệ tiền mặt đƣợc mang vào Việt Nam gồm các đồng tiền: Phờ răng Pháp, Phờ răng Thụy Sỹ, Mác Tây Đức, Đô la Hồng Kông, Đô la Mỹ. Trong các văn bản trên quy định ngƣời thụ hƣởng không đƣợc phép giữ ngoại tệ và phải bán cho Ngân hàng Ngoại thƣơng với tỷ giá cao hơn mức tỷ giá thông thƣờng.

Tiếp theo đó là Quyết định số 151-HĐBT, ngày 31/8/1982 của Hội đồng Bộ trƣởng về việc các gia đình có thân nhân định cƣ ở các nƣớc ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa nhận tiền, hàng do thân nhân gửi về, cùng với hàng loạt các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Quyết định này, nhƣ: Thông tƣ số 229/CT, ngày 04/9/1982 của Hội đồng Bộ trƣởng, Thông tƣ liên bộ số

9/TTLB-NGT-NH, ngày 31/01/1983 của Bộ Ngoại thƣơng và NHNN Việt Nam. Các văn bản này khuyến khích ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài gửi tiền về góp phần xây dựng đất nƣớc, không hạn chế số lƣợng; các gia đình có thân nhân định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc nhận tiền, nhận hàng do thân nhân gửi về, trừ đối tƣợng bị truy tố hoặc bị kết tội chống chính quyền. Các văn bản này cũng mở rộng loại ngoại tệ đƣợc mang vào Việt Nam nhƣ Yên Nhật, Đô la Canada. Bên cạnh đó cũng quy định ngƣời thụ hƣởng không đƣợc phép rút ngoại tệ tiền mặt, hạn chế số lƣợng đối với việc rút tiền mặt của ngƣời thụ hƣởng và mỗi lần nhận tiền ngƣời thụ hƣởng phải nộp một khoản lệ phí.

Ngày 10/04/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết định số 126/CT và Thông tƣ số 128/CT hƣớng dẫn thi hành Quyết định trên. Các văn bản này đã quy định thông thoáng hơn về QLNH: hoan nghênh và khuyến khích ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài gửi tiền về góp phần xây dựng đất nƣớc, không hạn chế về số lƣợng; các loại ngoại tệ, kể cả tự do chuyển đổi và không tự do chuyển đổi do ngƣời nƣớc ngoài chuyển về cho ngƣời trong nƣớc đều đƣợc coi là nguồn kiều hối; bãi bỏ giấy phép dƣới hình thức sổ nhận tiền, bãi bỏ số lƣợng và số lần nhận tiền; ngƣời thụ hƣởng đƣợc phép bán cho Ngân hàng với tỷ giá có thƣởng đƣợc NHNN công bố 3 tháng 1 lần, mở tài khoản bằng ngoại tệ hoặc tiết kiệm ngoại tệ Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 34)