Quy định pháp luật hiện hành về QLNH (từ năm 2005 đến nay)

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 41 - 44)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

2.1.3. Quy định pháp luật hiện hành về QLNH (từ năm 2005 đến nay)

Văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nƣớc ta trong lĩnh vực QLNH từ năm 2005 đến nay là Pháp lệnh Ngoại hối đƣợc Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 25/12/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/6/2006 ra đời trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và đang nỗ lực thực hiện các cuộc đàm phán song phƣơng để gia nhập WTO.

Pháp lệnh Ngoại hối đƣợc đánh giá là một bƣớc tiến mới trong cải cách cơ chế QLNH trong bối cảnh mới, đặc biệt là sự mở cửa và hội nhập ngày càng lớn của nền kinh tế. Pháp lệnh Ngoại hối đƣợc ban hành để giải quyết những bất cập trong hệ thống các quy định về QLNH, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất thể hóa các quy định trong QLNH và tăng cƣờng hiệu lực trong các quy định về QLNH. Pháp lệnh Ngoại hối đã xây dựng một cơ chế QLNH đổi mới đáng kể theo hƣớng tự do hoá các giao dịch vãng lai, từng bƣớc mở cửa và có sự quản lý chặt chẽ đối với các giao dịch vốn; trong đó có các nội dung quan trọng nhƣ: mở rộng đối tƣợng đƣợc vay vốn nƣớc ngoài bao gồm cá nhân, cho vay và thu hồi nợ nƣớc ngoài, đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam và đầu tƣ của Việt Nam ra nƣớc ngoài (gồm có nguồn vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài và chuyển vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài), phát hành chứng khoán trong và ngoài nƣớc. Pháp lệnh Ngoại hối cũng quy định về sử dụng ngoại hối

trên lãnh thổ Việt Nam theo hƣớng từng bƣớc tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tình trạng Đô la hóa, tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; quy định ngƣời cƣ trú đƣợc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh.

Ngoài ra, Pháp lệnh Ngoại hối còn quy định về thị trƣờng ngoại tệ và cơ chế tỷ giá hối đoái, quản lý xuất - nhập khẩu vàng, về quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc, về hoạt động cung cấp dịch vụ ngoại hối của các TCTD và các biện pháp bảo đảm an toàn. Cơ chế tỷ giá đồng Việt Nam đƣợc xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. NHNN thực hiện mua bán ngoại tệ trong nƣớc để thực hiện các mục tiêu của CSTT quốc gia.

Chính sách thông thoáng về QLNH đã tạo thêm bƣớc phát triển về dịch vụ chuyển tiền của các ngân hàng trong nƣớc. Pháp lệnh Ngoại hối đã quy định cụ thể cho phép TCTD là các ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng đƣợc hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối. Ngƣời cƣ trú đƣợc phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài đƣợc sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài bằng ngoại tệ trên tài khoản ngoại tệ tại TCTD đƣợc phép, ngoại tệ mua tại TCTD đƣợc phép, ngoại tệ từ nguồn vốn vay. Các TCTD, các tổ chức kinh tế, cá nhân và các đối tƣợng khác đƣợc phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài đƣợc chuyển vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo quy định của NHNN Việt Nam.

Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản dƣới luật liên quan đến lĩnh vực QLNH nhƣ:

- Nghị định 160/2006/NĐ-CP, ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, trong đó đƣa ra một số điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản so với các quy định trƣớc đây, nhƣ thể hiện việc tự do hóa các giao dịch vãng lai theo quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối; nới lỏng từng bƣớc đối với giao dịch vốn, đồng thời bổ sung thêm một số nội dung mà trƣớc đây chƣa có hoặc chƣa cụ thể nhƣ QLNH đối với hoạt động cho vay, thu hồi nợ nƣớc

ngoài, đầu tƣ gián tiếp, việc phát hành chứng khoán trong và ngoài nƣớc... Nghị định cũng đặt ra quy định hƣớng tới hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam nhƣ quảng cáo, thanh toán trong nƣớc bằng ngoại tệ nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế; tăng cƣờng cơ chế xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về QLNH.

- Nghị định số 131/2005/NĐ-CP, ngày 18/10/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/1998/NĐ-CP, ngày 17/8/1998 của Chính phủ về QLNH với nội dung cơ bản là: ngƣời dân đƣợc tự do mang chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài mà không cần giấy phép của NHNN, miễn là chứng minh đƣợc nhu cầu sử dụng ngoại tệ nhƣ đi thăm ngƣời thân, học tập, khám chữa bệnh... Ðể đƣợc mua ngoại tệ, khách hàng có nhu cầu hợp pháp chỉ cần xuất trình các giấy tờ chứng minh (yêu cầu đóng học phí, viện phí... từ phía nƣớc ngoài) với các ngân hàng thƣơng mại và sẽ đƣợc đáp ứng kịp thời. Ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú hoặc không cƣ trú ở Việt Nam đƣợc mở tài khoản ngoại tệ, đƣợc tự do chuyển tiền hoặc đầu tƣ tại Việt Nam. Trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài sở hữu VND và có nhu cầu mua ngoại tệ tại ngân hàng để chuyển ra nƣớc ngoài, NHNN sẽ xem xét nguồn gốc trƣớc khi chuyển đổi. Đồng thời, Nghị định cũng đƣa ra những nguyên tắc tự do hóa các giao dịch vãng lai: trên lãnh thổ Việt Nam, các khoản tiền giao dịch vãng lai đƣợc tự do thực hiện không phải xuất trình giấy tờ. Các khoản thanh toán và chuyển tiền cho các giao dịch quốc tế vãng lai trong Nghị định bao gồm: các khoản thanh toán liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, các giao dịch vãng lai khác, các khoản vay tín dụng và ngân hàng ngắn hạn; các khoản thanh toán cho thu nhập ròng từ đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp, khấu hao vốn đầu tƣ trực tiếp (nếu áp dụng); các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nƣớc ngoài; các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng và các giao dịch tƣơng tự khác...

Theo đó, NHNN đã ban hành các Thông tƣ hƣớng dẫn về QLNH bao gồm: Thông tƣ số 03/2008/TT-NHNN, ngày 11/4/2008 hƣớng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD; Thông tƣ số 19/2009/TT- NHNN, ngày 24/08/2009 hƣớng dẫn về QLNH đối với các giao dịch trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ phát hành theo Quyết định số 211/QĐ-TTg, ngày 13/02/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ; Thông tƣ số 26/2009/TT-NHNN, ngày 30/12/2009 quy định việc mua - bán ngoại tệ của của một số Tập đoàn, Tổng công ty nhà nƣớc và 03 Thông tƣ số 01/2010/TT-NHNN, ngày 06/01/2010, Thông tƣ số 10/2010/TT-NHNN, ngày 26/03/2010, Thông tƣ số 17/2010/TT-NHNN, ngày 29/6/2010 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài.

Nhƣ vậy, từ khi Pháp lệnh Ngoại hối đƣợc ban hành, những quy định về tự do hóa trong QLNH đã đƣợc thể chế hóa. Các giao dịch vốn cũng đã đƣợc "mở" dần. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển tiền vào Việt Nam để mua chứng khoán không bắt buộc phải giữ vốn ở Việt Nam sau một năm mới đƣợc chuyển ra nhƣ trƣớc... Việt Nam đang hƣớng tới thay đổi chính sách QLNH theo hƣớng mở. Bên cạnh những quy định thông thoáng, cởi mở, chính sách QLNH cũng quy định một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về ngoại hối đƣợc áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)