Phát huy hơn nữa vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn thanh niên

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 101)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2.7.Phát huy hơn nữa vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.7.1. Mục đích

- Tuyên truyền, giáo dục học sinh về tư tưởng, chính trị, hành vi, lối sống theo các chuẩn mực đạo đức.

- Giúp học sinh duy trì tốt nề nếp và thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường.

- Phát hiện, động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân rèn luyện tốt và nhắc nhở, uốn nắn ngay những cá nhân có hành vi chưa tốt.

3.2.7.2. Nội dung

Nội dung hoạt động của Đoàn thanh niên đều hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện thống nhất với nội dung trong bản kế hoạch của Hiệu trưởng. Tuy nhiên cần tạo điều kiện để Đoàn thanh niên được chủ động phát huy khả năng của mình, để hình thức hoạt động không tẻ nhạt, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh. Trong các hoạt động Đoàn thanh niên phải chủ động đề ra các hoạt động với hình thức mới lạ, vừa mang tính giáo dục vừa thích hợp với lứa tuổi học sinh, tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:

- Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý chí, hành vi, lối sống... cho học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt tập thể...

- Tổ chức các hoạt động phong trào: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, hiến máu, nhân đạo từ thiện...; các hội thi: cắm trại, học sinh thanh lịch, cắm hoa, làm đồ dùng học tập, nghiên cứu khoa học và sáng tạo... Thông qua đó để giáo dục nhận thức về nhân sinh quan, lối sống, hành vi, chuẩn mực đạo đức của xã hội... cho học sinh.

3.2.7.3. Các bước tiến hành

 Lập kế hoạch

Căn cứ vào kế hoạch giáo dục tổng thể chung của nhà trường trong năm học, Bí thư Ban chấp hành Đoàn trường xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể của từng hoạt động trong cả năm học( Cần lưu ý nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động).

Họp Ban chấp hành để thảo luận, góp ý kiến, bổ sung, thống nhất kế hoạch và đưa ra thông qua tại Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đầu năm học.

Báo cáo với chi bộ Đảng nhà trường và Thành đoàn đoàn để được phê duyệt thực hiện.

 Triển khai thực hiện

- Họp Ban chấp hành để thống nhất kế hoạch.

- Phân công cụ thể từng phần việc cho từng cá nhân phụ trách: tuyên truyền, trang trí khánh tiết, âm thanh, chuẩn bị nội dung, dẫn chương trình, tổng hợp kết quả...

- Phân bổ kinh phí cho từng việc.

- Quy định rõ thời gian phải hoàn thành cho mỗi loại công việc.

- Kiểm tra toàn bộ sự chuẩn bị các công việc trước khi tiến hành thực hiện. - Xử lý linh hoạt các tình huống không mong muốn xảy ra.

- Tổng hợp kết quả, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng, phê bình, nhắc nhở...

Để Đoàn thanh niên làm được tốt, Hiệu trưởng phải tạo điều kiện và có cơ chế phối hợp cụ thể với các lực lượng giáo dục khác. Kế hoạch của Đoàn

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 101)