Đổi mới và nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 105)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2.9.Đổi mới và nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo

đạo đức học sinh

3.2.9.1. Mục đích

- Động viên, khuyến khích, nhân rộng được gương các tập thể, cá nhân có tư cách, phẩm chất, tinh thần tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt; giúp các em học sinh thấy được các tồn tại, khuyết điểm, các nguyên nhân và biện pháp để học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt hơn.

- Giúp cho CBQL và giáo viên, cha mẹ học sinh thấy được những ưu điểm, nhược điểm của học sinh trong công tác giáo dục đạo đức, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.10.2. Nội dung

- Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh: căn cứ vào Luật giáo dục 2005 và luật giáo dục sửa đổi 2009; Điều lệ trường THPT; Quy chế đánh giá xếp loại học sinh; nội quy, quy định của nhà trường…

- Đánh giá nhận thức của học sinh về chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- Đánh giá nhận thức của học sinh về nội quy, quy định của nhà trường, về quyền nghĩa vụ của học sinh và của công dân tương lai.

- Đánh giá ý thức, thái độ chấp hành các nội dung trên của học sinh. - Đánh giá về ý thức tham gia xây dựng trường lớp, xây dựng quê hương. - Đánh giá bằng kết quả học tập, kết quả tham gia các phong trào hoạt động của nhà trường, của lớp.

- Đánh giá bằng kết quả học tập rèn luyện sau từng đợt sinh hoạt giáo dục bằng hình thức chấm bài thu hoạch và theo dõi tinh thần ý thức, thái độ tham gia lớp học…

3.2.9.3. Các bước tiến hành

Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ ràng mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đức cho toàn thể CBQL, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh của nhà trường.

Căn cứ vào Điều lệ trường THPT; Quy chế 40 hay quyết định số 51 về đánh giá xếp loại học sinh THPT; các nội quy, quy định của nhà trường để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Cần xây dựng các cơ sở để đánh giá như:

- Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá: Quan sát, nghiên cứu sản phẩm, đánh giá của tập thể, của giáo viên, tự đánh giá của cá nhân …

- Dùng nhiều hình thức đánh giá khác nhau: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả hoạt động theo chuyên đề …

- Đánh giá bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: Tập thể lớp, các tổ chức giáo dục trong trường, ý kiến của giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, tự đánh giá của học sinh, nhận xét đánh giá của trưởng khu nơi học sinh cư trú… Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tổng hợp các thông tin từ các kênh khác nhau, kiểm tra tính xác thực, công bố trước lớp trong giờ sinh hoạt để học sinh xác nhận. Cho học sinh làm kiểm điểm nhận xét, đối chiếu với chuẩn và tự mình xếp loại sau đó cả lớp xếp loại cho từng cá nhân công khai trước lớp sau đó báo cáo với Ban giám hiệu. Xếp loại hàng tháng được căn cứ vào xếp loại của các tuần và xếp loại của học kỳ được căn cứ từ xếp loại của các tháng.

Đối với các học sinh vi phạm được yêu cầu làm tường trình, kiểm điểm trong tập thể lớp, lấy ý kiến đề nghị của tập thể lớp căn cứ vào các chuẩn đã được quy định, đề nghị lên Hội đồng kỷ luật của nhà trường xem xét kỷ luật và được thông báo, nhận xét công khai trước cờ để làm gương cho những em khác.

GVCN phải thông báo kịp thời tới các bậc cha mẹ học sinh những vi phạm và đề nghị gặp trực tiếp để bàn các biện pháp phối hợp giáo dục các em. Có thể trực tiếp đến nhà để nắm bắt cụ thể hoàn cảnh từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.

Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục, kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần.

Hàng tháng, hoặc sau các đợt thi đua phải tổ chức họp để đánh giá kết quả giáo dục, tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch, đưa ra các biện pháp giáo dục có khả thi và hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 105)