Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 91)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.3.1. Mục đích

Biện pháp này nhằm giúp cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn:

- Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục dạo đức cho học sinh. - Nhìn thấy tổng thể công việc cần làm trong năm, học kỳ, tháng, tuần... từ đó nhà quản lý đánh giá đúng sát thực tế, có tính khả thi của từng loại công việc.

- Chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực và thời lực cho từng hoạt động để đạt hiệu quả cao.

3.2.3.2. Nội dung

- Nâng cao kỹ năng phân tích tình hình: mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức... để xác định mục tiêu của kế hoạch giáo dục đạo đức.

- Nâng cao kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo các mục: về đối tượng, nội dung, biện pháp, lực lượng, thời gian...

3.2.3.3. Các bước tiến hành

Hiệu trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch giáo dục đạo đức ngay từ đầu năm học. Sau đó thông qua Hội đồng giáo dục, Hội cha mẹ học sinh góp ý để trở thành một “Nghị quyết” được sự thống nhất cao. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức phải bảo đảm thực hiện những yêu cầu sau:

- Kế hoạch giáo dục đạo đức phải được xây dựng dựa trên kế hoạch chung của ngành, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, và phải phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh cụ thể của từng trường.

- Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm. Phải có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm theo từng thời kỳ.

Nội dung kế hoạch giáo dục đạo đức nên theo các trình tự như sau:

 Phân tích tình hình, xác định mục tiêu

Nhà quản lý khảo sát, phân tích tình hình của đơn vị theo phương pháp phân tích 4 yếu tố thuộc 2 nhóm: nhóm yếu tố chủ quan của đơn vị là: mạnh, yếu; nhóm các yếu tố khách quan: thuận lợi, khó khăn (phương pháp phân tích SWOT). Qua bảng ma trận của 2 nhóm yếu tố trên sẽ giúp cho nhà quản lý xác định được 4 tình huống: mạnh và thuận lợi; mạnh nhưng khó khăn; yếu nhưng thuận lợi; yếu và khó khăn. Từ đó có đủ cơ sở để xác định mục tiêu, hướng đi và biện pháp cần thực hiện tương ứng với các mục tiêu và điều kiện cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học.

 Xây dựng kế hoạch

- Đối tượng: Xác định cụ thể từng đối tượng học sinh: khối lớp, học sinh ngoan, học sinh chưa ngoan, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh có cá tính...

- Nội dung: Từ việc xác định được các đối tượng cụ thể ở trên để đưa ra các nội dung giáo dục phù hợp cho từng đối tượng và nội dung tổng thể cho từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học.

- Lực lượng thực hiện: Căn cứ vào khả năng thực tế để phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân thực hiện từng nội dung giáo dục cụ thể cho từng đối tượng và thời gian xác định. Tạo mọi điều kiện để cho họ hoàn thành nhiệm vụ.

- Biện pháp: Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường để đưa ra các biện pháp có tính khả thi, thực hiện được: nói chuyện dưới cờ, sinh hoạt lớp, đối thoại, nêu gương...

- Thời gian thực hiện: Xác định cụ thể thời gian thực hiện các nội dung giáo dục trong từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học. Có thể minh hoạ như sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức TT Tháng Nội dung Biện pháp thực

hiện Thời gian Phụ trách

1 9

Giáo dục ý thức thực hiện nội quy học sinh Tổ chức nói chuyện dưới cờ Tuần 2 của năm học Phó hiệu trưởng, Đoàn thanh niên 2 9 Giáo dục ý nghĩa lịch sử của CMT8 và Quốc khánh 2/9 Tổ chức nói chuyện dưới cờ Tuần 3 của năm học Đoàn thanh niên 3 9 Giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông Nói chuyện dưới cờ, sinh hoạt lớp. Tuần 4 của năm học Ban an toàn giao thông, Đoàn thanh niên, GVCN ... ... ... ... ... ...

 Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, nhà quản lý phải lưu ý và làm tốt được các nhiệm vụ sau đây:

- Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá. - Xây dựng được chuẩn kiểm tra đánh giá. - Xác định đối tượng kiểm tra đánh giá.

- Có nội dung đánh giá cụ thể. - Thời gian kiểm tra đánh giá.

- Thông báo hay không thông báo kết quả kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 91)