Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ngoài công

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 80)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4.1.Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ngoài công

cho học sinh THPT ngoài công lập

2.4.1. Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ngoài công lập công lập 1 2 3 Xây dựng kế hoạch Thực hiện kế hoạch Chỉ đạo thực hiện kế hoạch Kiểm tra đánh giá Xây dựng kế hoạch Thực hiện kế hoạch

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch Kiểm tra đánh giá

Biểu đồ 2.2: So sánh các nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh

Từ biểu đồ 2.2 cho thấy trong 04 nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức thì nội dung xây dựng kế hoạch là đạt điểm cao nhất (2,8 điểm), còn nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch và nội dung kiểm tra đánh giá thì thấp hơn, chỉ đạt ở mức độ khá. Như vậy, trong thực tiễn của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh CBQL cần quan tâm nhiều hơn tới việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá bằng cách:

- Đa dạng hơn các hình thức kiểm tra đánh giá hay đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá

- Thay đổi các tiêu chí đánh giá, xây dựng chuẩn để việc kiểm tra đánh giá được công bằng, khách quan.

- Tăng cường giám sát kết hợp động viên, khuyến khích, khích lệ và khen thưởng kịp thời.

 Thành công

- Trong các năm qua, các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, kết quả việc giáo dục đạo đức của cả 2 trường THPT Lương Thế Vinh và THPT Hùng Vương cũng tương đối cao khi đã đào tạo ra những công dân tốt cho thành phố.

- Đa số cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của 2 trường đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Hiệu trưởng đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức. Công tác kiểm tra đánh giá được tiến hành để có thể đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối năm học.

- Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đồng tâm chung sức trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

- Cán bộ UBND các phường trong vùng tuyển sinh của trường và các bậc cha mẹ học sinh đều ủng hộ và giúp sức nhà trường trong các hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

 Hạn chế

Nhìn chung, công tác quản lý giáo dục của cả 2 trường có những điểm hạn chế chung như sau:

- Thực tế cho thấy số học sinh có hạnh kiểm trung bình - yếu cũng chiếm một phần đáng kể, điều này rất đáng lo ngại. Ý thức thực hiện nội quy của học sinh các trường THPT ngoài công lập chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường, một phần khách quan là do chất lượng đầu vào còn thấp.

- Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trường chưa cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn mà thường xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn.

- Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức của trường nhìn chung tương đối hợp lý. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động chưa đồng bộ và chưa tốt.

- Nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức có thực hiện nhưng chỉ ở mức độ trung bình khá, chưa thực sự thu hút được học sinh muốn tham gia để rèn luyện.

- Việc tiến hành, sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức chưa được tốt, học sinh chưa thấy được tác dụng, hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện bản thân.

- Vai trò của các lực lượng giáo dục đã được thể hiện thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể nhưng vẫn chưa có được sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ.

- Việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời. Thêm vào đó, việc đánh giá động viên khen thưởng hầu như làm chưa được tốt.

- Một số giáo viên chủ nhiệm ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm, không tận dụng hết giờ sinh hoạt chủ nhiệm để giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Đoàn thanh niên với nhiều hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ cũng đã làm tăng hiệu quả nhất định trong công tác giáo dục đạo đức. Tuy nhiêm vẫn còn có những mặt hạn chế như: thiên về hình thức hơn nội dung, các hoạt động phong trào thi đua không liên tục khi chủ yếu diễn ra vào các ngày lễ…

- Xã hội phát triển, nhiều bậc cha mẹ quá nuông chiều con, dung túng con nói dối, cho tiền tiêu tự do, bất lực trước khi con đi vào con đường xấu. Thêm vào đó là nhiều bậc cha mẹ còn có tư tưởng “trăm sự nhờ thầy”, phó mặc con em mình cho các thầy cô giáo mà mải mê kiếm tiền không có thời gian giáo dục con.

- Cơ chế thị trường thâm nhập, lôi kéo học sinh làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tạo nên những hành vi xuống cấp về đạo đức.

- Nhiều thanh niên bên ngoài không có việc làm thường tụ tập, lôi kéo, ép buộc học sinh làm việc xấu. Đây cũng là vấn đề nhức nhối mà chưa có các biện pháp phối hợp triệt để giữa các cơ quan, tổ chức bên trong và bên ngoài nhà trường.

- Cán bộ quản lý chưa thực sự tập trung vào công tác giáo dục đạo đức mà chủ yếu tập trung vào giáo dục văn hoá để đạt các chỉ tiêu thi đua hàng năm: tỉ lệ học sinh khá - giỏi, học sinh thi đỗ tốt nghiệp…

- Một số giáo viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh, do vậy các giờ lên lớp thường tập trung dạy văn hoá hoặc cắt xén giờ giáo dục đạo đức.

Qua những phân tích trên đây thì có thể đánh giá chung việc quản lý giáo dục đạo đức của 2 trường THPT ngoài công lập là trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương ở mức chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 80)