Vai trò của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong vấn đề quản

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 39)

10. Cấu trúc của luận văn

1.5.1.Vai trò của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong vấn đề quản

quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, trước nhân dân và cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Năng lực (cả phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý) của người hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả quá trình quản lý, với sự phát triển của nhà trường. Hiệu trưởng là người có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp và công tác quản lý. Người hiệu trưởng phải tự xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán có hiệu quả. Người hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung

tâm của sự đoàn kết nhất trí của tập thể sư phạm và biết phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực của cán bộ, giáo viên vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng là nhà giáo dục chủ chốt trong nhà trường, giáo dục học sinh thông qua các giáo viên, làm thầy các giáo viên, dạy cho họ khoa học và nghệ thuật giáo dục.

Người hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, là người trực tiếp lập kế hoạch quản lý tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức. Hiệu trưởng là người chủ động tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh. Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh và trực tiếp giáo dục học sinh, đặc biệt giáo dục học sinh cá biệt. Nhà sư phạm người Nga K.D Ushinskij (1824 - 1871) đã

viết trong cuốn “Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ”: Nếu hiệu trưởng chỉ dạy

cách giáo dục mà không trực tiếp tiếp xúc với học sinh thì ông ta không còn là nhà giáo dục nữa. Thiếu sự tác động trực tiếp tới học sinh, Hiệu trưởng sẽ mất đi cái phẩm chất quan trọng nhất của nhà sư phạm và năng lực tiếp xúc với thế giới tâm hồn trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 39)