Tổ chức tốt hơn nữa việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 107)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2.10.Tổ chức tốt hơn nữa việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các

lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.10.1. Mục đích

- Giúp cho học sinh có môi trường thuận lợi để rèn luyện đạo đức. - Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thói quen, vi phạm, ảnh hưởng xấu từ bên ngoài thâm nhập vào học sinh.

- Nắm được cụ thể kết quả rèn luyện của học sinh khi tham gia các hoạt động với gia đình và xã hội.

3.2.9.2. Nội dung và phương pháp thực hiện

Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả cần có sự kết hợp sức mạnh nhà trường – gia đình – xã hội. Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên với gia đình, địa phương. Sự phối hợp nhằm mở rộng môi trường giáo dục, từ đó có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của gia đình, xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Cần có sự thống nhất, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục các em, từ đó có kế hoạch phối hợp chặt chẽ.

 Phối hợp với gia đình, hội cha mẹ học sinh

Trong chiến lược giáo dục đạo đức cho học sinh phải dựa vào giáo dục gia đình. Tuy nhiên giáo dục gia đình mang tính chủ quan và theo truyền thống, vì vậy phải kết hợp với giáo dục nhà trường (có mục tiêu, nội dung, phương pháp) sẽ hình thành đạo đức, niềm tin cá nhân cho học sinh.

Kế hoạch giáo dục nhà trường được phổ biến trong cuộc họp cha mẹ học sinh. Trong phiên họp này, cần phổ biến kỹ càng để các bậc cha mẹ học

sinh đều nắm được yêu cầu, nội dung và biện pháp giáo dục của nhà trường. Cũng qua cuộc họp này, sẽ bầu ra ban thường trực hội cha mẹ học sinh, từ đó Hiệu trưởng sẽ phối hợp với thường trực hội cha mẹ học sinh để bàn về kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Hàng tuần, hội cha mẹ học sinh nên có người đại diện (trong ban chấp hành hội) có mặt tại trường (giờ chào cờ đầu tuần) để nắm bắt tình hình. Từ đó, cuối mỗi tháng có chương trình làm việc với GVCN, Ban giám hiệu.

Các hoạt động phối hợp cụ thể:

+ Các bậc cha mẹ học sinh cùng ký cam kết phối hợp cùng nhà trường giáo dục con em mình.

+ Tổ chức họp cha mẹ học sinh thường kỳ để thông báo kết quả học tập rèn luyện của học sinh.

+ GVCN nên chủ động gặp cha mẹ của những học sinh vi phạm nội quy học tập, vi phạm các hành vi đạo đức khác để cùng có hướng giáo dục học sinh.

+ Mời vị đại diện hội cha mẹ học sinh tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật của nhà trường.

 Phối hợp với địa phương

Hiệu trưởng cần phải tạo mối quan hệ tốt đẹp với các ban ngành, đoàn thể ở chính quyền địa phương. Nên cơ cấu một cán bộ địa phương vào hội đồng giáo dục của nhà trường để nắm bắt được kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó có giáo dục đạo đức, từ đó có kế hoạch hỗ trợ nhà trường.

Tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức học sinh làm một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hóa, xếp loại Đảng viên, xếp loại hội viên của cha mẹ học sinh.

Thông báo về địa phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với địa phương, gia đình cùng giáo dục.

Mỗi năm, nhà trường nên tổ chức hội nghị phát triển giáo dục để bàn bạc, tìm cách phối hợp thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cùng với địa phương.

 Phối hợp với công an phường và công an thành phố

Ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh. Báo cáo tình hình trật tự an ninh trong trường học, phối hợp giải quyết những vấn đề cấp thiết xảy ra trong nhà trường. Hỗ trợ nhà trường trong việc giữ gìn trật tự xung quanh trường, tạo môi trường xã hội lành mạnh, an toàn xung quanh khu vực trường học.

 Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội địa phương

Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội địa phương cùng tham gia giáo dục học sinh, nhằm tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh mọi lúc, mọi nơi.

Bàn giao học sinh về để sinh hoạt hè, sinh hoạt cuối tuần tại các địa bàn dân cư do Đoàn thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên về thực tế phối hợp thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 107)