Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 87)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ cho đội ngũ

giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2.1. Mục đích

Làm cho đội ngũ CBQL và GV trong nhà trường nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh; tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trong công tác giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh trong trường THPT ngoài công lập. Bên cạnh đó, giúp cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung

Tuyên truyền cho CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh nhận thức rõ: Vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh.

3.2.2.3. Các bước tiến hành

Lập kế hoạch

Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, chi tiết, phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức lập kế hoạch thực hiện.

Kế hoạch phải xác định rõ: đối tượng, nội dung, biện pháp, người thực hiện, thời gian thực hiện, công tác báo cáo...

 Triển khai thực hiện - Đối với chi bộ đảng

Là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng. Thông qua giáo viên, nhân viên, học sinh mà chi bộ nắm tâm tư, nguyện vọng, góp ý kiến để chi bộ đưa ra những chủ trương, giải pháp sát thực với tình hình nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục. Chi bộ Đảng phải thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức, qua đó để phát hiện nhân tố mới, kịp thời khắc phục khuyết điểm, bổ sung điều chỉnh chủ trương, phương hướng tiếp theo, giúp hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh đi đúng định hướng.

- Đối với cán bộ quản lý

Phải được bồi dưỡng nâng cao nhận thức để nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, từ đó thực hiện tốt chức năng quản lý và chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức.

Xây dựng được kế hoạch giáo dục học sinh có mục tiêu thống nhất với mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Sau khi có kế hoạch, người cán bộ quản lý tổ chức triển khai để mọi lực lượng tham gia nắm chắc kế hoạch, từ đó tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kịp thời, điều chỉnh, bổ sung nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra một cách hiệu quả nhất.

Người cán bộ làm công tác quản lý phải chọn được đội ngũ GVCN có năng lực chuyên môn tốt, có khả năng tổ chức hoạt động tập thể, có khả năng giáo dục, thuyết phục nhiệt tình và bồi dưỡng cho họ hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn, phương pháp xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Xác định cơ chế quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn và Đoàn thanh niên. Đặc biệt là quan hệ giữa GVCN với hội cha mẹ học sinh, là cầu nối gia đình với nhà trường.

- Đối với giáo viên chủ nhiệm

Phải hiểu được vai trò trách nhiệm của mình, thương yêu, quan tâm đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Phải mẫu mực trong lối sống, cách cư xử.

- Đối với các giáo viên bộ môn

Phải hiểu rõ vai trò bộ môn mình giảng dạy từ đó nâng cao được trách nhiệm của mình đối với việc hình thành nhân cách cho học sinh qua các tiết lên lớp. Tránh quan niệm sai lầm cho đó là nhiệm vụ của GVCN, của Ban giám hiệu hay của Đoàn thanh niên.

- Đối với Đoàn thanh niên

Cần tạo điều kiện để Bí thư các chi đoàn được tham gia bàn bạc về những mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho đoàn viên học sinh, chủ động đề ra kế hoạch hoạt động và thực hiện.

- Đối với cha mẹ học sinh

Phải phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với nhà trường thông qua GVCN để kịp thời nắm bắt thông tin về việc học tập và rèn luyện của con mình.

- Đối với chính quyền địa phương

Hiệu trưởng cần cho cấp ủy, chính quyền địa phương biết được mục tiêu đào tạo của nhà trường, biết được các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường để có được sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ từ chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 87)