Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40)

10. Cấu trúc của luận văn

1.5.2.Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ

phổ thông ngoài công lập của Hiệu trưởng

Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo. Quản lý nhà trường thực chất là quá trình quản lý lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trò , diễn ra trong quá trình dạy học , giáo dục.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, được nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục - với thế hệ trẻ - với trường học.

Trường THPT là cơ quan giáo dục của nhà nước. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có

giáo dục đạo đức. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết thể hiện ở các chức năng quản lý giáo dục: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.

1.5.2.1. Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

Giáo dục đạo đức là một quá trình trong đó khâu đầu tiên là xây dựng kế hoạch. Kế hoạch hoá là chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý. Vì thiếu tính kế hoạch, giáo dục khó đạt được kết quả cao. Muốn có kế hoạch khả thi và hiệu quả cần phải đầu tư suy nghĩ để hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến vấn đề cụ thể. Từ những vấn đề mang tính chiến lược đến những vấn đề mang tính chiến thuật trong mỗi giai đoạn. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, người Hiệu trưởng cần dựa trên những cơ sở sau:

- Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học. Thực trạng này thể hiện rõ trong bảng tổng kết năm học. Qua đó thấy được ưu và nhược điểm của công tác giáo dục đạo đức, những vấn đề còn tồn tại, từ đó xếp ưu tiên từng vấn đề cần giải quyết.

- Phân tích kế hoạch chung của ngành, của trường, từ đó xây đựng kế hoạch giáo dục đạo đức. Kế hoạch này là kế hoạch cụ thể về một mặt giáo dục quan trọng của nhà trường, trong đó, thể hiện sự thống nhất giáo dục đạo đức với các mặt giáo dục khác, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

- Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Vì quá trình giáo dục đạo đức thống nhất biện chứng với quá trình xã hội, với môi trường sống. Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện nay và xu thế giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. Xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

Không những thế, người Hiệu trưởng cần chú ý tới những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, cụ thể như sau:

- Kế hoạch phải được thể hiện tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể và trọng tâm trong từng thời kì.

- Kế hoạch phải được phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hình thành đạo đức cho học sinh.

- Kế hoạch phản ánh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá.

- Kế hoạch thể hiện được phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể.

Do đó, việc xây dựng kế hoạch giáo dục nói chung và đặc biệt là kế hoạch giáo dục đạo đức thì hiệu trưởng cần quan tâm nhiều đến hiệu quả xã hội và động lực mục tiêu của nhà trường, đưa ra tầm nhìn mới và tuyên truyền để làm biến đổi nhận thức và hành động của các thành viên trong nhà trường.

Bên cạnh đó thì bản kế hoạch nên được xây dựng xong vào tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm để có thể kịp phổ biến thảo luận đóng góp các cuộc họp đầu năm của Chi bộ, Ban gián hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ trưởng và sau đó phổ biến trong toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên vào tháng 9 của năm học.

1.5.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

Khi người Hiệu trưởng đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng trong kế hoạch thành hiện thực. Lênin nói : “Một trăm người sẽ mạnh hơn một ngàn người khi một trăm người này biết tổ chức lại thì nó sẽ nhân sức mạnh lên mười lần”. Như vậy, việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng chính là quá trình phối hợp, điều phối các nguồn vật lực và nhân lực trong nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Cụ thể như sau:

- Giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo dục đạo đức cho toàn thể hội đồng giáo dục nhà trường.

- Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch.

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực từng giáo viên, mặt mạnh, mặt yếu của họ. Và nếu cần có thể phân công giáo viên theo từng nhóm để công việc được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả.

- Định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện. Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn

thành tốt nhiệm vụ.

Tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh phải xuất phát từ quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Có như vậy thì những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội sẽ trở thành những phẩm chất riêng trong nhân cách của học sinh. Việc tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh THPT phải gắn liền và liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường.

1.5.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu nhân sự được phân bổ thì người Hiệu trưởng cần đứng ra chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh. Nói cách khác, việc chỉ đạo của Hiệu trưởng là bao hàm việc liên kết, liên hệ với các giáo viên, các bộ phận trong nhà trường để động viên, hướng dẫn họ thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh theo đường lối đúng đắn, chủ trương đã thống nhất để đạt hiệu quả cao.

Trong quá trình chỉ đạo, Hiệu trưởng cần kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch bằng cách thu thập thông tin chính xác, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn. Có thể đó là những quyết định điều chỉnh, sửa sai để hoạt động giáo dục diễn ra theo đúng kế hoạch. Việc chỉ đạo giáo dục đạo đức sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo

hiệu trưởng biết kết hợp sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khuyến khích, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền phát huy năng lực và sáng tạo của họ.

1.5.2.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

Kiểm tra là một chức năng của quản lý, thông qua đó người Hiệu trưởng sẽ giám sát được các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn, nhắc nhở nếu cần thiết. Nói cách khác, kiểm tra là công việc rất cần thiết trong quản lý, giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời và có hướng bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn. Như vậy, nếu thiếu chức năng này người Hiệu trưởng sẽ dễ rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí hay buông lỏng quản lý.

Kiểm tra thường đi liền với đánh giá, đó là những phán đoán nhận định về kết quả của công việc dựa trên mục tiêu đề ra. Trong quản lý giáo dục đạo đức việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với nhà quản lý giáo dục mà còn có ý nghĩa đối với học sinh. Vì qua kiểm tra đánh giá của giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình. Từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.

Chú ý rằng, việc kiểm tra đánh giá phải khách quan, toàn diện, hệ thống và công khai. Sau kiểm tra cần có nhận xét, kết luận, phải động viên khen thưởng, nhắc nhở kịp thời những sai trái thì mới có tác dụng. Hiệu trưởng có thể kiểm tra định kì, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trường thì việc kiểm tra,

đánh giá mới khách quan công bằng, rõ ràng, chính xác.

1.5.2.5. Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường

Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục đạo đức cho học sinh đã trở thành một trong những nguyên tắc

cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách.

Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước. Như vậy, người Hiệu trưởng phải là một “nhạc trưởng”, “nhà tổ chức hoạt động” thống nhất các lực lượng xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Hiệu trưởng phải quản lý sự phối hợp giáo dục giữa Hội cha mẹ học sinh với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm, quản lý sự phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh giữa nhà trường với các cơ quan, chính quyền địa phương nơi trường đóng và quản lý việc khai thác, sử dụng các tiềm năng hữu ích ngoài nhà trường vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh qua các việc làm cụ thể như: tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức, soạn thảo các văn bản “cam kết” thực hiện những yêu cầu nội dung giáo dục đọa đức cho học sinh trong nhà trường.

1.5.2.6. Xây dựng môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường

Xây dựng một môi trường giáo dục tốt trong nhà trường là hết sức quan trọng. Để làm được điều này, người Hiệu trưởng cần có kế hoạch bồi dưỡng phương pháp, kĩ năng giáo dục đạo đức học sinh cho toàn thể giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp - người gần gũi, hiểu tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh của từng em. Khi nói chuyện với học sinh về đạo đức, cần có sự chuẩn bị kĩ, có tính thuyết phục, tránh qua loa, đại khái, lấy lệ. Có như vậy, việc nói chuyện mới có tác dụng và m lại hiệu quả. Bên cạnh đó, phải có các biện pháp

giám sát, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm các lớp. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên nhà trường, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường. Không những thế, còn là quản lý sự phối hợp trong hoạt động giáo dục đạo đức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, quản lý việc tiếp thu giáo dục và tự tu dưỡng, rèn luyện của học sinh. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Việc xây dựng một môi trường giáo dục đ đức tốt cho học sinh trong nhà trường có thể thực hiện quan một số các hoạt động cụ thể như: Tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp và giờ chào cờ hàng tuần. Trong giờ sinh hoạt lớp hay chào cờ đầu tuần, đi đôi với việc phê bình, nhắc nhở, cần chú ý biểu dương, khen thưởng những học sinh có đạo đức tốt trước lớp, trước cờ hoặc trên các bản tin của trường, trong sơ kết, tổng kết... Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng tốt nền nếp học tập... Xây dựng mô hình lớp tự quản, đẩy mạnh việc phê bình và tự phê bình, gắn cá nhân với tập thể lớp. Chú ý tích hợp giáo dục đạo đức ở tất cả các bộ môn văn hóa.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40)