Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế văn hóa xã hội của Thành phố

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 49)

10. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế văn hóa xã hội của Thành phố

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và tình hình giáo dục trung học phổ thông của Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh phổ thông của Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội của Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Cẩm Phả nằm ở vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, vùng vịnh thuộc Cẩm Phả là Vịnh Bái Tử Long. Với diện tích tự nhiên 48.623ha, địa phương này có tổng số dân là 176.005 người (theo thống kê đến hết tháng 7/2010), hầu hết là người Kinh (95,2%), còn lại là người Sán Dìu và người Hoa, là một thành phố mang những đặc thù rất riêng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, dân cư cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thành phố Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch... Ngoài ra, vùng núi đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, thành phố Cẩm Phả còn có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 14%, thu ngân sách thành phố là 751 tỷ đồng.

Từ năm 1884, Cẩm Phả nằm trong vùng đất chiếm đoạt của Công ty than Bắc kỳ thuộc Pháp, là một trong những cái nôi ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong lịch sử, mảnh đất Cẩm Phả luôn chứng kiến và trải qua những thăng trầm lịch sử của dân tộc qua các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, từ quân xâm lược phương Bắc đến các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chiến tranh qua đi, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân

nhân mỏ, đạt nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 49)