Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 83)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý

Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát với 100 cán bộ quản lý và giáo viên của cả hai trường THPT để tìm hiểu thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục học sinh và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.26: Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương

TT Yếu tố ảnh

hưởng

THPT Lương Thế Vinh THPT Hùng Vương

Đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Không đồng ý Phân vân 1 Yếu tố khách quan 1.1 Tác động tiêu cực của môi trường xã hội 27 (54%) 17 (34%) 6 (12%) 29 (58%) 15 (30%) 6 (12%) 1.2

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn 23 (46%) 17 (34%) 10 (20%) 25 (50%) 15 (30%) 10 (20%) 1.3 Phẩm chất, lối sống của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè… 27 (54%) 16 (32%) 7 (14%) 29 (58%) 14 (28%) 7 (14%) 1.4 Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình 34 (68%) 8 (16%) 8 (16%) 36 (72%) 7 (14%) 7 (14%) 1.5 Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương

35 (70%) 7 (14%) 8 (16%) 34 (68%) 10 (20%) 6 (12%) 1.6 Chưa có chuẩn đánh giá đạo đức học sinh 17 (34%) 27 (54%) 6 (12%) 18 (36%) 25 (50%) 7 (14%) 2 Yếu tố chủ quan 2.1 Nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức 41 (82%) 3 (6%) 6 (12%) 39 (78%) 5 (10%) 6 (12%) 2.2 Thiếu kế hoạch giáo dục cụ thể 26 (52%) 19 (38%) 5 (10%) 25 (50%) 19 (38%) 6 (12%) 2.3 Không khen thưởng, trách phạt kịp thời 23 (46%) 20 (40%) 7 (14%) 22 (44%) 19 (38%) 9 (18%)

Bảng 2.26 cho thấy gần như đa số cán bộ quản lý và giáo viên của cả hai trường đều đồng ý là các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Có những yếu tố có số ý kiến đồng ý cao như:

thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương; thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

Tuy nhiên những yếu tố như: chưa có chuẩn đánh giá đạo đức học sinh lại có tới 54% và 50% không đồng ý còn 12% và 14% còn phân vân; yếu tố: không khen thưởng, trách phạt kịp thời là 40% và 38% không đồng ý và 14% và 18% còn phân vân.

Những yếu tố có số người phân vân nhiều đó là: điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn (20%); thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương (16% và 12%). Khi trao đổi trực tiếp thì được biết các giáo viên và cán bộ quản lý còn còn phân vân vì cho rằng sự ảnh hưởng của các yếu tố này là không rõ ràng và thực tế thì họ cũng không nắm được cụ thể.

Như vậy để học sinh rèn luyện đạo đức có hiệu quả, nhà quản lý và giáo viên phải hết sức quan tâm, lưu ý đến những yếu tố trên để có các biện pháp hợp lý trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong các trường THPT ngoài công lập còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá chưa thật sự mang lại hiệu quả giáo dục cao. Bên cạnh đó thì các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức chưa thật sự phong phú, cuốn hút và thiếu các giải pháp quản lý phù hợp.

Qua khảo sát cũng cho thấy có rất nhiều các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh như thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương; thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình; chưa có chuẩn đánh giá đạo đức cho học sinh hay do sự nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức...

Vậy để góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục cho học sinh làm sao cho các em phát triển toàn diện về nhân cách, đồng thời ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức trong một bộ phận học sinh, đề tài mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Khi đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ

Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh…Các bộ phận này dù có chức năng riêng nhưng vẫn có liên hệ, liên kết với các bộ phận khác để giáo dục, đào tạo học sinh của nhà trường. Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động.

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Để đảm bảo cho các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh đưa ra đi đến được thành công thì các biện pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của nhà trường chứ không thể xây dựng trên các lý thuyết chung. Do vậy, khi xây dựng các biện pháp phải luôn tuân thủ nguyên tắc này.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải thiết thực, cụ thể phù hợp với các điều kiện của nhà trường và được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trường.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho

học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy khi xây dựng các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh phải bảo đảm được tính hiệu quả theo các mục tiêu trên.

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về quản lý giáo dục đạo đức ở hai trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả là trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương, đề tài xin được đề xuất một số những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức các trường THPT ngoài công lập như sau:

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2.1. Mục đích

Làm cho đội ngũ CBQL và GV trong nhà trường nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh; tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trong công tác giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh trong trường THPT ngoài công lập. Bên cạnh đó, giúp cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung

Tuyên truyền cho CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh nhận thức rõ: Vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh.

3.2.2.3. Các bước tiến hành

Lập kế hoạch

Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, chi tiết, phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức lập kế hoạch thực hiện.

Kế hoạch phải xác định rõ: đối tượng, nội dung, biện pháp, người thực hiện, thời gian thực hiện, công tác báo cáo...

 Triển khai thực hiện - Đối với chi bộ đảng

Là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng. Thông qua giáo viên, nhân viên, học sinh mà chi bộ nắm tâm tư, nguyện vọng, góp ý kiến để chi bộ đưa ra những chủ trương, giải pháp sát thực với tình hình nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục. Chi bộ Đảng phải thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức, qua đó để phát hiện nhân tố mới, kịp thời khắc phục khuyết điểm, bổ sung điều chỉnh chủ trương, phương hướng tiếp theo, giúp hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh đi đúng định hướng.

- Đối với cán bộ quản lý

Phải được bồi dưỡng nâng cao nhận thức để nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, từ đó thực hiện tốt chức năng quản lý và chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức.

Xây dựng được kế hoạch giáo dục học sinh có mục tiêu thống nhất với mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Sau khi có kế hoạch, người cán bộ quản lý tổ chức triển khai để mọi lực lượng tham gia nắm chắc kế hoạch, từ đó tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kịp thời, điều chỉnh, bổ sung nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra một cách hiệu quả nhất.

Người cán bộ làm công tác quản lý phải chọn được đội ngũ GVCN có năng lực chuyên môn tốt, có khả năng tổ chức hoạt động tập thể, có khả năng giáo dục, thuyết phục nhiệt tình và bồi dưỡng cho họ hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn, phương pháp xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Xác định cơ chế quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn và Đoàn thanh niên. Đặc biệt là quan hệ giữa GVCN với hội cha mẹ học sinh, là cầu nối gia đình với nhà trường.

- Đối với giáo viên chủ nhiệm

Phải hiểu được vai trò trách nhiệm của mình, thương yêu, quan tâm đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Phải mẫu mực trong lối sống, cách cư xử.

- Đối với các giáo viên bộ môn

Phải hiểu rõ vai trò bộ môn mình giảng dạy từ đó nâng cao được trách nhiệm của mình đối với việc hình thành nhân cách cho học sinh qua các tiết lên lớp. Tránh quan niệm sai lầm cho đó là nhiệm vụ của GVCN, của Ban giám hiệu hay của Đoàn thanh niên.

- Đối với Đoàn thanh niên

Cần tạo điều kiện để Bí thư các chi đoàn được tham gia bàn bạc về những mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho đoàn viên học sinh, chủ động đề ra kế hoạch hoạt động và thực hiện.

- Đối với cha mẹ học sinh

Phải phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với nhà trường thông qua GVCN để kịp thời nắm bắt thông tin về việc học tập và rèn luyện của con mình.

- Đối với chính quyền địa phương

Hiệu trưởng cần cho cấp ủy, chính quyền địa phương biết được mục tiêu đào tạo của nhà trường, biết được các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường để có được sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ từ chính quyền địa phương.

3.2.2. Tăng cường tuyên truyền giáo dục đạo đức, pháp luật nhà nước cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh

3.2.2.1. Mục đích

Làm cho CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục về giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa như mục tiêu giáo dục trong Luật giáo dục đã đề ra.

3.2.2.2. Nội dung

Tuyên truyền, quán triệt các loại văn kiện như sau: - Luật giáo dục 2005 và luật giáo dục sửa đổi 2009. - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X.

- Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (Nghị quyết chuyên đề về giáo dục và đào tạo); Kết luận của hội nghị lần 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX; Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX.

- Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học, quy chế 40 và quyết định 51 của Bộ GD&ĐT...

- Các loại văn bản chỉ đạo của chính quyền địa phương.

3.2.2.3. Các bước tiến hành

 Lập kế hoạch

Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào tình hình đặc điểm của nhà trường để lên kế hoạch cụ thể và chi tiết về nội dung tuyên truyền, thời gian tuyên truyền, số buổi tuyên truyền, lực lượng tuyên truyền, cơ sở vật chất phục vụ tuyên truyền, phương tiện tuyên truyền, kiểm tra đánh giá nhận thức sau tuyên truyền...

Các tổ trưởng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây kế hoạch thực hiện cho tổ chức của mình phụ trách, sau đó báo cáo với Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt.

 Triển khai thực hiện

Trong tháng 8, tổ chức các cuộc họp toàn hội đồng giáo dục nhà trường để phổ biến, quán triệt các nội dung trong Luật giáo dục, Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh THPT, văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị của Bộ GD&ĐTvề nhiệm vụ năm học, Nhiệm vụ giáo dục của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT.

Trước khi vào năm học mới (khoảng tuần cuối tháng 8), tập trung học sinh toàn trường để nhà trường trực tiếp tuyên truyền các quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục tới toàn thể học sinh trong trường. Yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch nộp cho giáo viên chủ nhiệm tổng hợp báo cáo với Hiệu trưởng.

Đầu tháng 9, trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm, GVCN trực tiếp tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh bằng cách lồng ghép vào báo cáo hoạt động của nhà trường.

Các tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm các lớp căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt triển khai tuyên truyền, quán triệt các quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của Đảng và Nhà nước tới đơn vị, tổ chức, lớp học mình phụ trách.

Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp kiểm tra, nắm tình hình triển khai thực hiện kế hoạch của các bộ phận để đánh giá, rút kinh nghiệm trong toàn trường.

3.2.3. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh 3.2.3.1. Mục đích 3.2.3.1. Mục đích

Biện pháp này nhằm giúp cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn:

- Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục dạo đức cho học sinh. - Nhìn thấy tổng thể công việc cần làm trong năm, học kỳ, tháng, tuần... từ đó nhà quản lý đánh giá đúng sát thực tế, có tính khả thi của từng loại công việc.

- Chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực và thời lực cho từng hoạt động để đạt hiệu quả cao.

3.2.3.2. Nội dung

- Nâng cao kỹ năng phân tích tình hình: mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội,

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)