10. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Hình thức giáo dục đạo đức
Thứ nhất: Giáo dục trong nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc
hình thành nhân cách. Giáo dục đạo đức trong nhà trường được thực hiện theo hai hình thức cơ bản:
- Thông qua hoạt động dạy học, dạy chữ để dạy người. Các môn khoa học xã hội và nhân văn có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục các giá trị, chuẩn mực đạo đức và cách ứng xử hành vi đạo đức trong xã hội. Các môn khoa học tự nhiên có tác dụng giúp người học hình thành thế giới quan duy
vật biện chứng... Các môn văn học, thể dục thể thao giúp người học phát triển những cảm xúc tâm hồn, năng lực thẩm mỹ, rèn luyện sức khỏe và ý chí...
- Thông qua chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp như: ngoại khóa, hoạt động đoàn thể, hoạt động từ thiện nhân đạo... để giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật... cho học sinh.
Thứ hai: Giáo dục gia đình có vai trò nền móng cho giáo dục đạo đức.
Có thể nói, gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, ông bà cha mẹ là những người thầy giáo đầu tiên đối với mỗi con người. Tính cách, phẩm chất, thói quen hành vi đạo đức của trẻ bắt đầu từ chiếc nôi đầu tiên là gia đình. Vì vậy giáo dục gia đình là rất quan trọng.
Thứ ba: Giáo dục xã hội gồm các lực lượng nơi cư trú, chính quyền,
tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan ban ngành đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công an... đều có vai trò trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Thứ tư: Con đường tự giáo dục thông qua việc tự học, tự rèn mà hình
thành những phẩm chất và thói quen hành vi đạo đức của học sinh. Tự giáo
dục sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng hoàn thiện nhân cách bản thân.