Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 94)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2.4.Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức

3.2.4.1. Mục đích

- Để cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường nắm được và hiểu rõ các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo và đạt hiệu quả cao.

- Phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh: cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể trong trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh, chính quyền, các đoàn thể địa phương... làm sao để học sinh thích thú, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục và tự mình rèn luyện đạo đức.

3.2.4.2. Nội dung tiến hành

 Nội dung tổ chức gồm các việc sau:

Hiệu trưởng phải lựa chọn giáo viên, cán bộ để giao việc sao cho “đúng người đúng việc”. Vì vậy Hiệu trưởng phải biết rõ năng lực chuyên môn cũng như điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên. Khi đã chọn người nào phải tạo mọi điều kiện để họ được bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất chính trị.

Tuỳ theo đặc điểm từng trường (01 phó Hiệu trưởng, 02 phó Hiệu trưởng), Hiệu trưởng có thể trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức hoặc phân cấp quản lý cho một phó Hiệu trưởng.

- Đối với phó Hiệu trưởng chuyên môn

+ Phó Hiệu trưởng chuyên môn ngoài việc quản lý chất lượng văn hoá, còn quản lý chất lượng giáo dục đạo đức thông qua bộ môn đặc biệt là môn giáo dục công dân và các môn khoa học xã hội khác.

+ Nhiều học sinh đều xem nhẹ những môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân. Các em thường cho rằng những môn này là những môn phụ. Mặt khác với phương pháp giảng dạy nặng nề lý thuyết, khô khan, trừu tượng, khiến các em thiếu hứng thú khi tiếp thu kiến thức các môn học này.

+ Phó Hiệu trưởng chuyên môn chỉ đạo giáo viên bộ môn soạn giáo án và lên lớp phải nêu bật được trọng tâm kiến thức khoa học và tính tư tưởng, giáo dục đạo đức thông qua bài học. Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, đánh giá coi đây là một trong những tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cuối năm của giáo viên.

- Đối với phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức, truyền thống, hoạt động ngoài giờ lên lớp và cơ sở vật chất

+ Dựa vào kế hoạch của trường, cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức theo từng tuần, tháng và học kỳ. Phân công trách nhiệm cho các bộ phận, sau đó kiểm tra tiến độ thực hiện, đánh giá để điều chỉnh kịp thời.

+ Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên để sao cho các hoạt động này phải đa dạng, phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

+ Cần thực hiện xã hội hoá trong giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo điều kiện tài chính, cơ sở vật chất thuận lợi, thu hút học sinh tham gia.

+ Tổ chức các buổi giao lưu với cựu học sinh của trường đã đạt thành tích cao trong học tập và thành đạt trong cuộc sống, hoặc giao lưu với anh hùng trong chiến đấu, trong lao động và sản xuất ở địa phương.

+ Giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần nên sử dụng hợp lý, khoa học sẽ có tác dụng nhiều trong giáo dục đạo đức. Cần phối hợp với Đoàn thanh niên chuẩn bị chương trình sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, tránh lập đi lập lại điệp khúc “Hát Quốc ca - sơ kết thi đua - nhắc nhở thực hiện nội quy” sẽ gây nhàm chán. Sau khi thực hiện các bước trên nên thêm vào chương trình mục tuyên dương học sinh tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, đọc một câu chuyện

hay trong sách rút ra ý nghĩa giáo dục, đố vui hàng tuần về lĩnh vực khoa học, văn hoá, xã hội để tạo hứng thú cho học sinh…

+ Đánh giá thi đua cuối năm ở các lớp, qua đó đánh giá những thành quả đạt được, những mặt hạn chế trong công tác chủ nhiệm, nguyên nhân dẫn đến những kết quả trên và đưa ra biện pháp trong năm học mới. Việc đánh giá thi đua phải kèm theo sự động viên khen thưởng, mức độ tuỳ từng trường hợp nhưng qua đó nói lên được sự quan tâm của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm.

+ Vào đầu năm học phải giáo dục cho học sinh ý thức chấp hành nội quy nhà trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản chung, giao trách nhiệm cụ thể cho từng học sinh. Hàng tuần trong buổi hợp giao ban, giáo viên chủ nhiệm sẽ báo cáo nếu có vấn đề đặc biệt từ phía học sinh hoặc cơ sở vật chất của lớp học bị hư hỏng để nhà trường sửa chữa kịp thời.

+ Phối hợp với Đoàn thanh niên đưa chỉ tiêu lớp học sạch sẽ, bảo quản cơ sở vật chất tốt vào trong kế hoạch thi đua của Đoàn, kiểm tra và đánh giá hàng tuần, tháng và học kỳ.

+ Phân công từng lớp chịu trách nhiệm vệ sinh, chăm sóc cây cảnh ở các khu vực trong khuôn viên trường.

+ Cuối năm học kiểm tra, đánh giá về công tác cơ sở vật chất, qua đó biết được số tài sản còn sử dụng được, số tài sản cần phải tu bổ, ngân sách chi cho sửa chữa, so với kế hoạch nhà nước cho phép để từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng.

- Yêu cầu của việc tổ chức thực hiện

+ Phải bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Sở GD& ĐT và của nhà trường

+ Các tổ chức trong trường, tổ chuyên môn cần xác định rõ vị trí, chức năng và vai trò cụ thể trong hệ thống giáo dục đạo đức của trường.

+ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, tổ chuyên môn, và các bộ phận trong trường: thiết bị, thư viện, phòng hành chính, để mọi hoạt động đều hướng về việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

 Nội dung chỉ đạo gồm những việc sau:

Tuỳ theo đặc điểm lớp học, khả năng giáo viên, Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) sẽ phân công GVCN cho phù hợp.

Mỗi học kỳ, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) thông qua khối trưởng (hoặc thư ký hội đồng) để đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm ở từng khối. Việc đánh giá này dựa vào kết quả thi đua của lớp và kế hoạch chủ nhiệm (sổ chủ nhiệm). Việc đánh giá này phải khách quan, công bằng, thấy được những cố gắng nỗ lực của giáo viên đối với công tác chủ nhiệm và động viên nhắc nhở những giáo viên thiếu quan tâm đến lớp.

Mỗi tháng, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) đều kiểm tra sổ liên lạc, đây là hình thức giúp Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) khái quát được tình hình học tập rèn luyện của mỗi lớp, cũng như đánh giá của GVCN có gì sai sót không. (Thí dụ: Học lực yếu, thì hạnh kiểm tối đa chỉ được khá...) để nhắc nhở sửa chữa kịp thời trước khi chuyển sổ liên lạc cho phụ huynh học sinh.

Cuối năm học, Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) tổng kết công tác chủ nhiệm, cần khen thưởng những cá nhân đạt thành tích trong công tác chủ nhiệm (dựa vào các tiêu chuẩn đạt chiến sĩ thi đua các cấp).

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 94)