Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 46)

10. Cấu trúc của luận văn

1.6.1.Yếu tố khách quan

- Do công tác tuyển sinh, đa số học sinh trong trường đều có chất lượng đầu vào thấp cả về mặt học lực lẫn hạnh kiểm. Nhiều học sinh do học lực kém nên khó có thể tiếp thu được kiến thức mới nên khi ngồi học thường không chú ý nghe giảng, nói chuyện hay làm việc riêng. Một số học sinh hay bỏ giờ, trốn tiết, nói tục, chửi bậy, đánh nhau, không tôn trọng các thầy cô giáo làm cho việc giáo dục đạo đức học sinh ngày càng trở nên khó khăn hơn.

- Do các cấp lãnh đạo và xã hội đánh giá việc giáo dục ở các trường THPT nói chung và các trường THPT ngoài công lập nói riêng thường nghiêng về chất lượng văn hoá (học sinh khá, giỏi, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp…) nhiều hơn là chất lượng về đạo đức. Đôi khi cũng là vì quan niệm học sinh có

học lực kém sẽ đi đôi với ý thức, đạo đức kém. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến sự nhận thức của các cán bộ quản lý và ảnh hưởng đến việc xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường.

- Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức nhà trường làm chưa tốt, một phần là do các cán bộ quản lý và giáo viên chưa quyết tâm và sự nhận thức của xã hội về vấn đề này chưa nhiều.

- Do ảnh hưởng của gia đình và môi trường xã hội phần nào tác động đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Do một số giáo viên chủ nhiệm, cũng như giáo viên bộ môn mới ra trường, tuổi đời, tuổi nghề còn ít nên thiếu kinh nghiệm về cuộc sống lẫn biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Mặt khác, do tiền lương chưa phù hợp với tình hình giá cả thị trường hiện nay, giáo viên phải làm thêm nghề phụ hoặc đi dạy thêm nên ít có điều kiện quan tâm và đầu tư công sức vào công tác giáo dục đạo đức.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 46)