NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BAØN VỀ VĂN HỌC

Một phần của tài liệu GIAO AN KHOI 12 (Trang 86)

II. Đặc trưng của PCNNKH:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BAØN VỀ VĂN HỌC

I. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, … để làm bài nghị luận văn học.

- Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

II. Phương tiện thực hiện:

SGK, SGV, GA.

III. Cách thức tiến hành :

- Phương pháp : Khơi gọi cho HS thảo luận những câu hỏi SGK, GV theo dõi, chỉnh sửa, sơ kết và tổng kết cuối tiết.

- Nội dung tích hợp : Các thao tác lập luận đã học.

IV. Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định lớp

2/ Bài cũ: Cho biết đối tượng của một bài nghị luận về thơ? Bài nghị luận về thơ thường có các nội dung nào?

3/ Bài mới: Hoạt động của giáo

viên

Hoạt động của học sinh Kiến thức Yêu cầu HS đọc 2 đề bài

SGK. Chia HS thành 2 dãy thảo luận. Dãy A tìm hiểu đề và lập dàn ý đề 1. Dãy B tìm hiểu đề và lập dàn ý đề 2.

( HS dựa theo mục gợi ý thảo luận)

* HS theo dãy bàn thảo luận 10 phút Trình bày.

Kết quả cần đạt. Dãy A đề 1:

* Tìm hiểu đề:

- Nghĩa của các từ, cụm từ trong đề bài. + Phong phú, đa dạng: Có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức, thể loại khác nhau. + Chủ lưu: dòng chính (bộ phận chính), khác với phụ lưu.

+ Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý. dàn ý.

HS trình bày, GV có những đánh giá, nhận xét Chốt lại ý chính để HS ghi chép.

đền nay.

- Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý kiến của GS Đặng Thai Mai: Từ xưa đến nay trong cái phong phú, đa dạng của VHVN, dòng VH yêu nước là chủ lưu, xuyên suốt.

* Lập dàn ý:

a/ Mở bài: Giới thiệu ý kiến của giáo sư ĐTM “ Nhìn chung … yêu nước”.

b/ Thân bài:

- Cuộc sống của con người VN phong phú đa dạng, thơ văn VN đã phản ánh cuộc sống đó.

- Để tồn tại bên cạnh các thế lực quân sự hùng mạnh, nhiều tham vọng. DT VN từ xưa đã phải luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ vững nền độc lập của dân tộc mình. Do hoàn cảnh đặc biệt đó, chủ lưu của VHVN là VH yêu nước. Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa đến nay.

Dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, TNĐL, … - Lí giải nguyên nhân VH yêu nước thành chủ lưu xuyên suốt lịch sử VHVN: Do hoàn cảnh lịch sử đặc điểm của VH ( yêu nước)

c/ Kết bài: Ý kiến của ĐTM giúp ta nhìn rõ và khắc sâu: là người VN cần nắm được hoàn cảnh lịch sử của đất nước và đặc điểm VH của dân tộc mình.

Dãy B, đề 2: * Tìm hiểu đề:

- Cần hiểu đây là cách nói ẩn dụ.

GV như phần trình bày của nhóm 1.

Nhận xét, đánh giá, chốt lại cho HS ghi.

thấy được trong phạm vi nhỏ hẹp.

+ “Lớn tuổi … ngoài sân”: Theo tác giả vốn sống, kinh nghiệm nhiều hơn thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách.

+ “ Tuổi già … đài”: Càng nhiều vốn sống, vốn văn hóa và kinh nghiệm thì đọc sách càng hiểu sâu hơn, rộng hơn.

Câu nói của Lâm Ngữ Đường ý: Càng lớn tuổi có vốn sống, vốn văn hóa và kinh nghiệm … thì đọc sách càng hiệu quả. * Lập dàn ý:

a/ Mở bài: Đọc sách tiếp nhận các giá trị của sách, đặc biệt là các tác phẩm văn học, luôn gắn liền với điều kiện, năng lực chủ quan của người đọc “Tuổi trẻ … trên đài” ( Lâm Ngữ Đường).

b/ Thân bài:

- Giải thích hàm ý của những hành ảnh ẩn dụ, so sánh trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường Sự khác nhau trong cách đọc và kết quả đọc của mọi lứa tuổi (phần tìm hiểu đề).

- Bình luận và chứng minh các khía cạnh đúng đắn trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường: Đọc sách tùy thuộc vào tầm lãnh hội của mọi người ( vốn sống, vốn văn hóa, KN, ….)

Lấy dẫn chứng: Tác phẩm văn học ghi lại những cảnh, những tình, những trải nghiệm của cuộc sống. Nhưng tiếp nhận những điều đó đến mức độ nào còn tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và hiểu biết về cuộc đời của người đọc. VD như ở những trình độ khác nhau sự tiếp nhận các giá trị “TK” cũng khác nhau.

+ Từ các đề bài và kết quả thảo luận, em hãy cho biết đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

Hướng dẫn hS làm bài tập luyện tập.

HS cần nắm.

thể hiểu biết sâu về tác phẩn VH. Và đối những người trẻ tuổi, nếu chú ý quan sát, tìm hiểu, biết nâng cao trình độ văn hóa, lí luận, nhất định họ cũng sẽ hiểu sâu sắc tác phẩm VH.

- Muốn có kết quả tốt trong việc đọc sách, cần trang bị cho mình sự hiểu biết về nhiều mặt. Trong khi đó đọc sách cần suy ngẫm, không vội vàng cẩu thả.

c/ Kết bài: Nêu bài học chung về đọc sách, đặc biệt là các tác phẩm VH.

2/ Ghi nhớ:

- Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về Vh rất đa dạng: Về VH sử, về lí luận VH, về tác phẩm VH, …

- Việc nghị luận về một ý kiến bàn về VH thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với VH và đời sống.

* Luyện tập: Bài tập 1:

Thạch lam không tán thành quan điểm VH thoát li thực tế. Ông nhấn mạnh giá trị cải tạo xã hội và giáo dục của VH ( làm thay đổi xã hội, làm cho lòng người trong sạch và phong phú). Trước CM tháng Tám, đó là một quan điểm rất tiến bộ. Quan điểm trên vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Bài tập 2:

- Lưu ý chữ “chính” trong câu “Thái độ … thơ anh”. Như thế theo Hoài Thanh còn có những nguyên nhân khác góp phần làm nên sự thành công của thơ Tố Hữu như: Năng khiếu, truyền thống gia đình, sự tu dưỡng nghệ thuật.

- Hoài Thanh nói cụ thể vào trường hợp thơ

trữ tình chính trị của Tố Hữu, chứ không nói lí do thành công của mọi nhà thơ, nhu cầu tinh thần, tình cảm của con người, phong phú đa dạng nên có nhiều loại thơ trữ tình khác nhau với những nguyên nhân thành công khác.

- Thơ Tố Hữu chủ yếu là thơ trữ tình chính trị. Ý kiến của Hoài Thanh nói đến loại thơ này.

- Ý kiến của Hoài Thanh là phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu và gợi ý cho chúng ta khi tìm hiểu những bài thơ thành công thời chống Pháp, chống Mĩ của Tố Hữu.

4. Củng cố: Đối tương của bài nghị luận bàn về vấn đề văn học? Nội dung của bài nghị luận bàn về vấn đề văn học? 5. Dặn dò: Chuẩn bị “Việt Bắc” của Tố Hữu.

Tiết 22-25-26

Ngày soạn: Tuần 08

Ngày dạy: Đọc văn VIỆT BẮC Tố Hữu I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường CM, đường thơ của Tố Hữu_ nhà hoạt động CM ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ CMVN.

- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu.

- Cảm nhận được một thời CM và kháng chiến gian khổ mà anh hùng nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với VB, với người dân, đất nước: qua đó thấy rõ tình thủy chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình CM, một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của CM và kháng chiến.

- Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa, làm dạt dào tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người VN.

II. Phương tiện thực hiện:

SGK, SGV, GA, Thiết kế bài học

III. Cách thức tiến hành :

Một phần của tài liệu GIAO AN KHOI 12 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w