Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu:

Một phần của tài liệu GIAO AN KHOI 12 (Trang 119)

Bài tập 1: Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh ( cùng với phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ) nhằm tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho 1 lời TN trong VB sau: “ Một dân … độc lập” ( HCM)

- Sự ngắt nhịp: Hai vế đầu dài, nhịp điệu dàn trải, phù hợp với việc biểu hiện cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. “ Một dân … năm nay”.

Vế sau ngắn, nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, phù hợp với sự khẳng định hùng hồn về quyền độc lập, tự do của dân tộc. Về mặt lập luận, 2 vế đầu có vai trò như các luận cứ, còn vế sau và câu cuối là kết luận.

- Sự phối thanh: Vế thứ I, II, III của câu đầu kết thúc bằng các âm tiết mang thanh B ( nay, nay, do), câu tiếp theo có kết cấu bằng âm tiết mang thanh T (lập). Hơn nữa, “do” là âm tiết mở, “lập” là âm tiết đóng. Kết thúc bằng âm tiết mang thanh nặng (T) và là âm tiết đóng (lập) có âm hưởng mạnh mẽ dứt khoát, thích hợp với lời khẳng định quyền độc lập của dân tộc.

- Phối hợp nhịp điệu với âm thanh: Đoạn văn có sử dụng phép điệp từ ngữ (một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được, … ) và điệp cú pháp ( hai vế đầu dài, có kết cấu cú pháp giống nhau; vế sau của câu đầu và câu cuối ngắn, kết cấu cú pháp giống nhau).

Bài tập 2: Phân tích tác dụng âm thanh, nhịp điệu (có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết cấu cú pháp) trong việc tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng của lời kêu gọi cứu nước (trích) sau đây (chú ý vần, sự ngắt nhịp và đối xứng).

“ Bất kì … cứu nước” (HCM- lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến).

Để tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng của lời kêu gọi cứu nước, đoạn văn đã có sự phối hợp nhiều yếu tố sau đây: - Phép điệp phối hợp với phép đối: Không chỉ lăp từ ngữ mà còn lặp cấu trúc NP và nhịp điệu.

VD: Nhịp ở câu đầu có sự lặp lại là: 4/2/4/2.

Yêu cầu 1 HS đọc bài tập 3.

HS thực hành (thảo luận nhanh theo bàn) Trình bày.

* Các đoạn được dẫn ra PT thơ. Yêu cầu HS đọc bài tập 1 và thực hành.

xứng về nhịp điệu và kết cấu NP.

VD: Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm ( nhịp: 3/2; 3/2).

Với kết cấu NP điều là C – V – P (phụ ngữ)

- Câu văn xuôi nhưng có vần (phối hợp với nhịp) ở một số vị trí.

VD: Câu đầu có vần giữa tiếng “bà” và tiếng “già”. Câu thứ hai điệp vần “ung” giữa các tiếng “súng”. Câu thứ ba điệp vần “ươm” giữa các tiếng “gươm”. - Sự phối hợp giữa nhịp ngắn (đầu câu 1, 2, 3) với những nhịp dài dàn trải (vế cuối câu 1, 4) tạo âm hưởng khi khoan thai, khi dồn dập mạnh mẽ. Điều đó thích hợp với một lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng.

Bài tập 3: Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn văn sau thích hợp với việc khẳng định, ngợi ca sức mạnh, ý chí kiên cường của cây tre – hình ảnh tượng trưng cho con người VN. Hãy PT để làm sáng tỏ điều đó.

“ gậy tre … chiến đấu” (Thép Mới – Tre VN)

* Về từ ngữ, đoạn văn có đặc điểm là dùng phép nhân hóa, đồng thời dùng nhiều động từ. Những biện pháp đó phối hợp với các yếu tố ngữ âm sau:

- Sự ngắt nhịp (dấu phẩy ở 3 câu đầu) khi cần liệt kê.

- Câu văn thứ 3 ngắt nhịp liên tiếp như lời kể về từng chiến công của tre. Hơn nữa, nhịp ngắn trước, nhịp dài sau tạo âm hưởng du dương của lời ngợi ca.

- Hai câu văn cuối, câu được ngắt nhịp giữa chủ ngữ và vị ngữ (không dùng từ “là”) tạo âm hưởng mạnh mẽ dứt khoát của một lời tuyên dương công trạng, khẳng định ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của tre – con người VN.

Một phần của tài liệu GIAO AN KHOI 12 (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w