III. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của TV.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
CỦA DÂN TỘC
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: Tiếp thu cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ của Phạm Văn Đồng về con người và thơ văn NĐC; Từ đó thấy rõ rằng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc VN, NĐC đúng là một vì sao “ càng nhìn càng thấy sáng”.
Nhận thấy sự thuyết phục, lôi cuốn của bài văn không chỉ bằng các lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh mà còn bằng nhiệt quyết của một con người gắn bó với TQ, ND, biết kết hợp hài hòa giữa sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thời đại của mình.
II. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA, Sơ đồ.
III. Cách thức tiến hành :
- Phương pháp : Đọc, nêu vấn đề, gợi tìm, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. - Nội dung tích hợp : ‘TNĐL” , văn bản nghị luận.
IV. Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ: (1) Cho biết hoàn cảnh sáng tác “TNĐL” của Hồ Chí Minh? Nêu các giá trị của bản “TNĐL”?
(2) Việc trích dẫn bản TN của Mĩ và Pháp trong phần mở đầu bản “TND(L” của tác giả có ý nghĩa gì?
(3) Trong phần thứ 2 của bản “TNĐL”, tác giả lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập, tự do của VN ta?
3/ Bài mới: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Vần thơ ấy xuất phát từ tâm của một con người “ Sự đời thà khuất đôi tròng thịt, lòng đạo xin tròn một tấm gương” tuy mù mắt nhưng sáng lòng – Nguyễn Đình Chiểu. Con người ấy là tấm gương sáng về đạo làm người: Một nhà nho yêu nước, một nhà giáo mẫu mực, một thầy thuốc coi y đức là đầu, “ một ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” như là PVĐ
đã đánh giá. PVĐ đã nhìn nhận về NĐC và thơ văn của NĐC như thế nào, ở tiết học này ta sẽ tìm hiểu qua bài “ NĐC, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức - Hướng dẫn HS tìm hiểu
đôi nét về tác giả PVĐ + Em có những hiểu biết gì về tác giả bài văn? GV nói thêm
+ Cho biết hoàn cảnh sáng tác?
+ Từ việc đọc VB hiểu mục đích sáng tác?
- GV cần hướng dẫn để HS nhận thấy đây là một bài văn nghị luận để HS xác
- HS ghi nhận những nét lớn về cuộc đời và sự nghiệp của PVĐ. - HS ghi nhận: Không phải là người chuyên làm lí luận hay phê bình văn học. Sự nghiệp chính mà ông đeo đuổi suốt đời là sự nghiệp CM trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao. Tuy nhiên PVĐ vẫn có những tác phẩm quan trọng về văn học và NT.
- Dựa vào phần giải thích để trả lời: Bài văn được sáng tác vào tháng 7-1963, nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ( 3-7-1888)
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình nhưng phải đảm bảo nội dung sau:
+ Nội dung VB
+ Thời điểm tác phẩm ra đời với tình hình lịch sử đất nước ( 1963) Xác định mục đích viết VB của tác giả PVĐ. - HS xác định bố cục theo sự hiểu biết của mình về bài văn này và bài văn nghị luận nói chung.
- HS nắm: Một bài văn nghị luận thì có luận đề, luận điểm,
I/ Tác giả
- Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là nhà chính trị lỗi lạc của
CMVN thế kỉ XX.
- PVĐ còn là nhà giáo dục tâm huyết và là một nhà lí luận văn hóa, văn nghệ lớn.