Điệp âm, điệp vần, điệp thanh:

Một phần của tài liệu GIAO AN KHOI 12 (Trang 120)

Bài tập 1: Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp âm đầu.

a/ Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

(Nguyễn Du – Truyện kiều) Sự lặp lại và phối hợp 4 phụ âm đầu (l) trong các tiếng

GV: Phải có sự quan sát tinh tường, các tác giả mới có thể tái hiện một cách chân thật và tinh tế đến như thế.

HS thảo luận bài tập 3:

N1 + 2: Nhịp điệu các dòng thơ. N3 + 4: Sự phối hợp các thanh. N5 + 6: Các yếu tố từ ngữ. N7 + 8: Phép lặp cú pháp.

“lửa lựu lập lòe” miêu tả được trạng thái ẩn hiện trên một diện rộng của hoa lựu (đỏ như lửa và lấp ló trên cành như những đóm lửa lúc ẩn lúc hiện, lúc lóe lên, lúc lại ẩn trong tán lá).

b/ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

(Nguyễn Khuyến – Uống rượu mùa thu) Ở đây có sự phối hợp của các phụ âm đầu l (4 lần) trong một câu thơ. Điều đó diễn tả được trạng thái ánh trăng phản chiếu trên mặt nước ao: Ánh trăng như phát tán rộng hơn, loan ra và choán lấy khắp bề mặt không gian trên mặt ao.

Bài tập 2. Trong đoạn thơ sau, vần nào được lặp lại nhiều nhất? Nêu tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp từ đó.

Lá bàng đang đỏ ngoài cây

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời Mùa đông còn hết em ơi

Mà con én đã gọi người sang xuân!

Trong đoạn thơ, được lặp lại nhiều nhất là vần “ang” (có nguyên âm rộng và phụ âm cuối là phụ âm mũi): 7 tiếng. Vần “ang” tạo âm hưởng rộng mở, tiếp diễn kéo dài. Nó phù hợp với cảm xúc chung: Mùa đông đang còn tiếp diễn với nhiều dấu hiệu đặc trưng (lá bàng đang đỏ, Sếu giang đang bay về phương Nam để tránh rét), vậy mà đã có những lời mời gọi của mùa xuân.

Bài tập 3: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai pha Luông mưa xa khơi”

( Quang Dũng – Tây Tiến) * Đoạn thơ gợi ra được khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và sự gian lao, vất vả cuộc hành quân là nhờ có sự đóng góp của nhiều yếu tố:

- Nhịp điệu của dòng thơ: 3 câu đầu nhịp 4/3.

- Sự phối hợp các thanh trắc và bằng ở 3 câu đầu, trong đó câu đầu thiên về vần trắc. Câu 4 của khổ thơ lại toàn thanh bằng. Tất cả đều gợi tả một không gian hiểm trở và mang sắc

thái hùng tráng, mạnh mẽ. Câu 4 toàn vần bằng gợi tả một không khí thoáng đãng, rộng lớn trải ra trước mắt khi đã vượt qua con đường gian lao, vất vả.

- Dùng từ ngữ:

+Dùng các từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. + Dùng phép đối từ ngữ:

Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm. Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống. + Phép lặp từ ngữ: dốc, ngàn thước.

+ Phép nhân hóa: Súng ngửi trời. - Phép lặp cú pháp ở câu 1, 3. 4. Củng cố: Các phép tu từ ngữ âm được luyện tập.

Tác dụng của các phép tu từ ngữ âm trong văn, thơ. 5. Dặn dò: Chuẩn bị làm bài viết 3: Nghị luận VH.

Tiết 34-35 Tuần12 Ngày soạn: Ngày dạy: Đọc thêm DỌN VỀ LAØNG Nông Quốc Chấn I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Nắm được vài nét về tiểu sử tác giả Nông Quốc Chấn.

- “Dọn về làng” (1950) là bài thơ viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống TD Pháp nhiều đau thương mà anh dũng. Sáng tác này của NQC gắn liền với chiến thắng Biên giới năm 1950, đánh dấu sự thay đổi tương quan lực lượng giữa quân và dân ta với TD Pháp xâm lược.

II. Phương tiện thực hiện:

SGK, SGV, GA.

III. Cách thức tiến hành :

- Phương pháp : Đọc, nêu vấn đề, diễn giảng.

- Nội dung tích hợp: Làng – KL. Lời tiễn dặn, Đăm săn.

IV. Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định lớp 2/ Bài cũ:

3/ Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò Kết quả cần đạt Yêu cầu HS dựa vào tiểu dẫn

tóm tắt đôi nét về tác giả.

* HS đọc bài thơ Hoàn cảnh sáng tác? Nội dung?

Hướng dẫn HS đọc VB (chú ý đến lối diễn đạt rất tự nhiên, đậm màu sắc dân tộc) đọc đúng giọng điệu.

* Kết cấu của VB?

*Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào? Đoạn thơ nào đã diễn tả điều đó?

Một phần của tài liệu GIAO AN KHOI 12 (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w