II. Văn bản “Dọn về làng”
TIẾNG HÁT CON TAØU
Chế Lan Viên I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Đây là bài thơ tiêu biểu cho CPNT thơ CLV: giàu chất suy tưởng triết lí. - Bài thơ mang nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Nắm được trọng tâm của bài học (phần 2 VB).
II. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA.
III. Cách thức tiến hành :
- Phương pháp : Đọc, nêu vấn đề, hỏi – đáp. - Nội dung tích hợp:
IV. Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ: Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của thực dân Pháp đã được diễn tả như thế nào?
Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và cuối bài thơ “Dọn về làng”?
3/ Bài mới: Những năm 1958 – 1960 ở nước ta có một cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc, nhiều người đã hưởng ứng cuộc vận động này bằng cách là lên đường đến những miền xa xôi của tổ quốc như Tây Bắc để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh (trong đó có cả giới nghệ sĩ). Được khơi gợi cảm hứng từ sự kiện kinh tế-chính trị, xã hội này, Chế Lan Viên viết “Tiếng hát con tàu” để biểu hiện khát khao của con người đến những miền xa xôi của tổ quốc để xây dựng lại đất nước, cũng là tìm đến ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
Hoạt động của thầy - trò Kết quả cần đạt + Yêu cầu HS tóm tắt tiểu sử của
Chế Lan Viên.
+ HS tóm tắt nội dung của thơ Chế Lan Viên trước và sau CM tháng Tám.
GV thâu tóm nội dung chỉ ra chuyển biến của hơi thơ, hồn thơ CLV, điểm chung.
I. Vài nét về tác giả:
- Chế Lan Viên ( 1920–1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê gốc ở Cam An-Cam Lộ-Quảng Trị.
- Sau khi TN trung học, CLV đi dạy ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền trung.
- Ông tham gia CM tháng Tám ở Miền Trung (Quy Nhơn). - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động báo chí và văn nghệ ở liên khu IV và chiến trường Bình-Trị-Thiên. - Năm 1954, ông về HN tiếp tục hoạt động văn học. Sau năm 1975, ông vào sống ở TP HCM, tiếp tục hoạt động văn học. * con đường thơ của CLV:
- Trước CM tháng Tám: “Điêu tàn” (1937).
- Sau CM tháng Tám: “Ánh sáng và phù sa” (1960), “Hoa ngày thường chim báo bão” (1967), …
- Sau 1975: “Di cảo” ( 1992, 1993, 1996) 3 tập, …
Thơ CLV có pc độc đáo: Có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.
II. Văn bản:
+ HS tìm hiểu và phát biểu.
+ HS đọc VB và nêu chủ đề. Tìm bố cục?
Nêu ý chính của từng đoạn theo bố cục.
1/ tìm hiểu nghĩa của hình ảnh “con tàu” và “Tây Bắc”
+ Tả thực? + Biểu tượng?
Hãy cắt nghĩa nhan đề và 4 câu thơ đề từ?
GV: ở thời điểm này thì chưa có 1 đường tàu lên TB.
Hình ảnh biểu tượng “con tàu”.
Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút ra từ tập “Ánh sáng và phù sa”, một tập thơ xuất sắc, kết tinh tư tưởng và NT thơ CLV trên con đường thơ CM. bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế-chính trị-xã hội: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng knh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958-1960.
2/ Chủ đề:
Bài thơ thể hiện khát vọng về với nhân dân, đất nước, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến chống Pháp của nhà thơ, cũng là về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo thơ ca.
3/ Bố cục ( 3 đoạn).
a/ Đ1 (hai khổ thơ đầu): là sự trăn trở và giục giã, mời gọi lên đường.
b/ Đ2 ( chín khổ tiếp theo) là niềm hạnh phúc và khát vọng về với nhân dân, gợi lại những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến.
c/ Đ3 ( 4 khổ cuối) là khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê.
4/ Đọc – Hiểu VB.
a/ Ý nghĩa biểu tượng hình ảnh “con tàu” và “Tây Bắc”:
- “Con tàu” là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khát khao lên đường, vượt ra khỏi không gian chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn.
- “Tây Bắc”, ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ địa danh một vùng đất xa xôi của tổ quốc, còn là biểu tượng cho cuộc sống lớn của nhân dân và đất nước, là cội nguồn cảm hứng của NT, của hồn thơ và sáng tạo thơ ca.
Nhan đề “Tiếng hát con tàu” có ý nghĩa: lời giục giã ra đi, lên đường đến những miền xa xôi của tổ quốc, đến với cộng đồng rộng lớn.
Bốn câu đề từ “Tây Bắc ư … còn đâu” diễn tả tình cảm, tâm hồn của nhà thơ một khi đã hòa nhập với không khí náo nức, tưng bừng, với niềm vui chung của nhân dân trong cuộc sống xây dựng đất nước thì cũng là lúc soi vào lòng mình, nhà thơ có thể thấy được cả cộng đồng rộng lớn.
+ Ở đoạn 1 có hai câu hỏi. Nội dung, ý nghĩa của 2 câu hỏi ấy? Thực ra chủ thể trữ tình hỏi ai? Mục đích hỏi?
GV: Cần nói lí do vì sao CLV chưa lên đường.
+ Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào? Qua khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc NT của khổ thơ đó.
b/ Sự trăn trở và lời giục giã mời gọi lên đường (Đ1). - Câu hỏi “Con tàu … chăng?” ( Lời giục giã, hối thúc Tàu gọi anh … đi” ngày càng tăng tiến) Sự trăn trở và khát khao lên đường của chủ thể trữ tình. - Chủ thể trữ tình hỏi “anh” và cũng là lời hỏi mình
Sự phân đôi của chủ thể trữ tình. Chủ thể trữ tình tự đối thoại dưới hình thức như lời thuyết phục người khác “Tâm hồn … kia” thực ra là đang thuyết phục giục giã mình lên đường. c/ Niềm hạnh phúc, khát vọng về với nhân dân, gợi lại những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến (Đ2)
- Niềm hạnh phúc lớn lao và khát khao mãnh liệt của tác giả khi trở về với nhân dân: “Con gặp … tay đưa”.
+ tác giả sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh. nai về suối cũ.
cỏ đón giêng hai, chim én
gặp mùa. Con gặp lại ND như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa.
chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Những hình ảnh này vừa có vẻ đẹp thơ mộng, mượt mà(“nai về suối cũ”, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”), vừa có sự hòa hợp nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực (“ trẻ thơ đói lòng gặp sữa”, “nôi ngừng gặp cánh tay đưa”) đã nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân.
+ Với nhà thơ, được trở về với nhân dân không chỉ là niềm khao khát mà còn là một lẽ tự nhiên, phù hợp với qui luật. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn bất tận của sự sống, về với ngọn nguồn của sự sáng tạo NT, về với những gì thân thiết, sâu nặng nhất của lòng mình.
- những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến. + những kỉ niệm gắn liền với những con người cụ thể.
“Anh con, người anh du kích” với “Chiếc áo nâu suốt … cho con”.
+ Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân?
+ Tìm và phân tích những câu thơ thể hiện rõ chất suy tưởng và triết lí của nhà thơ CLV trong bài thơ?
Là bà mế “Lửa hồng … mùa dài”.
+ Điệp ngữ: “con nhớ anh, con nhớ em con, con nhớ mế …” Nỗi nhớ chồng chất, ăm ắp những kỉ niệm được gợi ra từ hoài niệm về nhân dân của nhà thơ.
+ Cách xưng hô của chủ thể trữ tình bộc lộ một tình cảm thân tình, ruột thịt với những người đã từng gắn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến.
Lời thơ nói về những kỉ niệm thể hiện sự rung động vừa sâu sắc thiết tha, vừa say mê, mãnh liệt của hồn thơ trong những giây phút bừng sáng của sự giác ngộ một chân lí sống và cũng là một chân lí NT: Phải trở về và thủy chung gắn bó với nhân dân.
- Từ những kỉ niệm ân tình, những hoài niệm về nhân dân, tác giả đã nâng lên thành những suy ngẫm, những chiêm nghiệm giàu sức khái quát, những chân lí rút ra từ những trải nghiệm của chính mình.
“ Nhớ bản … quê hương”.
Lời thơ thể hiện rõ chất suy tưởng và triết lí: tác giả nói về tình yêu như kì thực đó lại là sự cắt nghĩa, lí giải, làm bừng sáng ý nghĩa của cả đoạn thơ.
Tác giả nói đến phép màu của tình yêu “ Tình yêu làm … quê hương”.
tình yêu đã biến những miền đất xa lạ trở thành thân thiết “Khi ta … tâm hồn”.
Đó là những câu thơ cô đúc như một châm ngôn chứa đựng phát hiện sâu sắc về qui luật của tình cảm “Tình yêu … quê hương” Chân lí phổ quát của đời sống con người. Lời thơ mang tính triết lí nhưng không khô khan.
d/ Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê (Đ3). - Tiếng gọi của đất nước, nhân dân, đời sống đã trở thành sự thôi thúc, giục giã con người lên đường với TB. Những miền xa xôi của tổ quốc.
+ đến với tình cảm tha thiết đang chờ đợi “Tình em … chờ”. + Tìm những cảm xúc mới, những mộng tưởng đẹp “Những cơn … tưởng”.
+ Tác giả thể hiện niềm say mê, náo ức của mình như thế nào trong khúc hát lên đường đến với TB?
+ Nhận xét và đánh giá NT sáng tạo hình ảnh của CLV trong bài thơ.
+ Tìm đến ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo NT “Tây Bắc … thơ”.
- Lòng người đã thực sự hóa thành những con tàu “Tàu hãy … trăm ga” lên đường đến với những miền xa xôi của tổ quốc. * Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của CLV.
- Tác giả đã tạo ra một hệ thống hình ảnh vừa đa dạng, vừa phong phú:
+ Hình ảnh thị giác do quan sát được trong thực tế: “Bản sương giăng, đèo mây phủ, chim rừng lông trở biếc, …” + Có những hình ảnh được miêu tả cụ thể đến từng chi tiết “chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”.
+ Có những hình ảnh giàu sức gợi “Con nhớ mế… bạc” + Có những hình ảnh biểu tượng: “con tàu, Tây Bắc, vầng trăng, …”
- Trong bài thơ các phép tu từ ẩn dụ, so sánh cũng được tác giả sử dụng rộng rãi, đa dạng và linh hoạt.
4. Củng cố: Nội dung của bài thơ? Nghệ thuật bài thơ?
5. Dặn dò: Học bài, xem bài “Đò Lèn”.
Ngày soạn: Ngày dạy: Đọc thêm ĐÒ LÈN Nguyễn Duy I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Đôi nét về tác giả Nguyễn Duy.
- Bài thơ “Đò Lèn” là bài thơ viết trong dịp tác giả trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.
II. Phương tiện thực hiện:
III. Cách thức tiến hành :
- Phương pháp : Đọc, nêu vấn đề, giảng. - Nội dung tích hợp: “Bếp lửa” – Bằng Việt.
IV. Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ: Niềm hạnh phúc lớn lao của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò Kết quả cần đạt + yêu cầu HS tóm tắt SGK
phần tiểu dẫn.
HS nêu hoàn cảnh sáng tác. + HS đọc bài thơ.
HS nêu chủ đề.
1/ Trong bài thơ cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào?
I. Vài nét về tác giả:
- Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở Thanh Hóa.
- Năm 1966, ND nhập ngũ. Từ 1971-1975 vẫn đang khoác áo lính, ND về học tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp HN.
- Từ 1976, ND sống và công tác tại TP HCM, là biên tập viên báo Văn nghệ Giải phóng.
- ND làm thơ từ rất sớm. Năm 1973, đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ.
- Năm 2007, ND được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT.
- Tác phẩm chính (tham khảo SGK).