Bài tập 1:
- Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu và cuối câu, sau bộ phận được chú thích. Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm 1 thông tin nào đó.
- Các bộ phận đó được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.
- Tác dụng: Bộ phận in đậm đó có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chúng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu (thể hiện sự nhìn nhận của người nói, người viết đối với sự việc và hình tượng mà các thành phần khác biểu hiện) VD: Trong bài tập d, thành phần chêm xen “Lâm thời chính phủ … VN” nhấn mạnh tư cách pháp nhân của “chúng tôi”- những người tuyên bố độc lập của đất nước VN. Nhờ thành phần chêm xen đó, lời tuyên bố có tính chất đanh thép, có hiệu lực pháp lí và có độ thuyết phục cao.
* HS đọc kĩ bài tập 2 và thực hiện theo yêu cầu. HS viết 4. Củng cố: Các phép tu từ cú pháp được luyện tập: - Phép lặp cú pháp. - Phép liệt kê. - Phép chêm xen. 5. Dặn dò: Làm bài tập về nhà. Chuẩn bị “Sóng” . Tiết 37- 38 Tuần13 Ngày soạn: Ngày dạy: Đọc văn SÓNG Xuân Quỳnh I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khao khát của người phụ nữ về 1 tình yêu thủy chung, bất diệt.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ.
II. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA.
III. Cách thức tiến hành :
- Phương pháp : Đọc, nêu vấn đề, phát vấn, thyết trình, thảo luận.
- Nội dung tích hợp: Thơ XD, thơ Chế Lan Viên (có hình tượng “sóng”).
IV. Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ: Trong bài thơ “Đò Lèn”, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
Tình cảm sâu nặng của tác giả đối bà được thể hiện cụ thể như thế nào? 3/ Bài mới: “Sóng” là hình ảnh đẹp cuả TN. Các thi nhân thường mượn “Sóng” để biểu đạt sắc thái tình cảm của mình. Sóng có khi gợi lên nỗi buồn mênh mang bất tận “Sóng gợn … điệp” (Huy Cận), có khi lại là hình tượng tượng trưng cho tình yêu ào ạt của chàng trai “Anh xin làm sóng biếc … dào dạt” (XD), có khi sóng là nhân vật trung gian, ngăn cách giữa 2 người yêu nhau “ Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm” (CLV). Còn với XQ thì “sóng” là hình tượng biểu hiện cho một tình yêu nồng ấm, dào dạt, thiết tha, vĩnh hằng. Ở tiết học này với “Sóng” chúng ta sẽ cảm nhận được điều đó.
GIÁO ÁN: Ngữ Văn 12 Ban cơ bản
GV : Nguyễn Thị Ngọc Sương .
nét về tác giả XQ.
GV cần nhấn mạnh: Thơ XQ là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
HS cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Yêu cầu HS đọc bài thơ Nêu chủ đề.
1/ Em có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo bởi những yếu tố nào?
bày.
Xuân Quỳnh (1942-1988), tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
- Xuất thân từ một gia đình công chức, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, XQ sống với bà nội.
- XQ từng là diễn viên múa, biên tập viên báo Văn nghệ, BTV Nhà xuất bản Tác phẩm mới, ủy viên BCH Hội nhà văn VN khóa III.
- Tác phẩm chính (SGK).
- XQ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
* HS đọc hoàn cảnh sáng tác bài thơ và ghi nhận: “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chiến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ XQ. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
- HS nêu chủ đề: Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa sóng và em, bài thơ tả tình yêu của người phụ nữ tha thiết, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của tình yêu và sự hữu hạn của đời người.
* HS nhận xét nhanh: Âm điệu của bài thơ “sóng” là âm điệu những con sóng trên biển cả và sâu xa hơn, chính là những nhịp điệu của con sóng lòng người nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc trong trái tim nữ thi sĩ. Âm điệu đó được tạo bởi 2 yếu tố chính: Thể thơ 5 chữ và phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh. Thể thơ 5 chữ cùng
I. Vài nét về tác giả: