Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 25)

Thông thường người ta nghĩ rằng sự phát triển của một quốc gia đem lại lợi ích cho mọi người dân trong nước. Vì vậy việc tính GNP trên đầu người đã được sử dụng phổ biến như là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá sự phát triển của một đất nước. Một số ý kiến khác cho rằng muốn phát triển đất nước thì trước hết cần phải tăng trưởng kinh tế rồi sau mới tính đến mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Với cách nhìn nhận này kinh tế sẽ là một lĩnh vực mà nhà nước phải tập trung trước hết. Tuy nhiên, ngày nay người ta nhận thấy rằng GNP/đầu người không phải là mục tiêu duy nhất hoàn toàn phù hợp biểu hiện mức sống của nhân dân trong một nước. Ví dụ: Cowet là một nước nhỏ thuộc vùng Trung cận đông có GNP/người vào loại cao trên thế giới (năm 1979 đã đạt 17.000usd/người) do việc bán dầu. Thoạt nhìn ta có thể nghĩ rằng đây là một nước phát triển, nhưng thực tế lại có rất nhiều người nghèo và có thể xếp vào nước chậm phát triển.

Một vấn đề khác là khi sử dụng Gnp/người sẽ không đánh giá được sự phát triển một cách toàn diện.

Như vậy, có thể thấy rõ rằng để đánh giá sự phát triển cần phải xem xét kỹ vấn đề nghèo đói trong nhân dân. Nhà nước phải có các chính sách tác động đồng thời tới cả hai mặt kinh tế và xã hội để đảm bảo một sự phát triển cân đối nhất định và bền vững của toàn xã hội và của cả cộng đồng dân cư khác nhau trong nước.

Trong tất cả các lĩnh vực, quy hoạch phát triển đều nhằm mục tiêu là đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Cần phải làm thế nào để có tổng sản phẩm quốc dân ngày càng lớn và mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Tức là đạt được mức tăng thưởng kinh tế cao thì đời sống sẽ được phát triển. Nhưng chỉ dựa vào tăng trưởng kinh tế để xem xét sự phát triển thì chưa đầy đủ và không cụ thể. Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để có được phát triển, nhưng chỉ có tăng trưởng thì chưa thể phản ánh đầy đủ xã hội. Tăng trưởng chưa hoàn toàn là phát triển, song tăng trưởng lại là một nội dung cơ bản để có được phát triển. Vì vậy để có sự phát triển thực sự thì Nhà nước phải có những cơ sở đầu tư thoả đáng,

đặc biệt cần chú ý đến đầu tư xây dựng cơ bản, kiến thiết cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông, hệ thống thuỷ lợi, xí nghiệp nhà máy, trung tâm y tế, cơ sở giáo dục đào tạo... để phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp những điều kiện thuận lợi và các dịch vụ cần thiết chó việc phát triển con người ở khắp mọi miền đất nước. Chính phủ cần hướng chính sách đầu tư cho phát triển nhưng phải cân nhắc đầu tư cho phát triển một cách phù hợp không chỉ vì lợi ích trước mắt mà phải vì tương lai phát triển lâu dài, có thể phải có sự hy sinh nhất định hiện thời. Mục tiêu và phương hướng phát triển đúng đắn, hợp lý là đem lại nguồn lợi cả về kinh tế, văn hoá, tinh thần cho hầu hết mọi người dân trong nước không kể họ sống ở thành thị hay các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh.

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)